Phát hành bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Bính (1918-1966)”

Diễn đàn - Ngày đăng : 18:21, 13/11/2018

Nhằm tôn vinh những cống hiến của nhà thơ Ngueyẽn Bĩnh đối với nền văn học, nghệ thuật Việt Nam nói chung và những tâm hồn thơ ca nói riêng. Ngày 13/02/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem Kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Bính (1918-1966). Bộ tem do họa sỹ Trần Thế Vinh (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế.

Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính) sinh ngày 13/2/1918 tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, tự học ở nhà. Ông là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam, được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái thôn quê, mộc mạc.

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi, được giải khuyến khích thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn năm 1937 với tập thơ Tâm hồn tôi.  Ông tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, tập kết ra Bắc năm 1954, làm việc tại Hội Văn nghệ Việt Nam, Ty Văn hoá Thông tin Nam Hà. Năm 1958, Nguyễn Bính làm chủ bút báo Trăm hoa.

Nguyễn Bính nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Thơ Nguyễn Bính bình dân nhưng không quê mùa, ông đã viết lại đời sống quê hương, dân tộc qua những trang thơ.

Nguyễn Bính có một tuổi thơ mất mát, buồn bã khi mất mẹ từ lúc ba tuổi, nhưng thi sĩ vẫn được dạy dỗ cẩn thận. Ông thụ giáo cả chữ Nho, chữ Quốc ngữ ở đây. Là người sáng dạ, ông nhập tâm chữ nghĩa chân truyền, kinh sách, văn học, lịch sử... và tài thi ca của ông đã nảy nở từ khi còn là một cậu bé mười ba tuổi.

Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ da diết, đượm đà, đầy ái tình, như chính trong thơ ông viết:

“Mộng đẹp theo ngày tháng

Đi êm đềm như thơ”.

Bốn mươi chín tuổi đời với hơn ba mươi năm cầm bút, Nguyễn Bính đã để lại cho đời 22 thi phẩm, trong đó có 14 tập thơ, 8 truyện thơ, 5 tác phẩm kịch bản sân khấu gồm 2 kịch bản chèo, 3 vở kịch thơ (vở Bóng giai nhân phác thảo ban đầu của nhà thơ Yến Lan) và các tác phẩm văn xuôi như truyện ngắn, tiểu thuyết.

Với Nguyễn Bính, tình yêu trong đời thực chỉ có sự giả dối và phản bội. Và Nguyễn Bính đã phải tạo ra đời mộng để yêu và được yêu. Ông dành những vần thơ tình đẹp nhất của mình cho những người đàn bà không quen: Người hàng xómCô lái đòCô hái mơDòng dư lệViếng hồn trinh nữ...

Thơ Nguyễn Bính dẫn dắt người đọc đắm chìm trong một bầu không khí lãng mạn của ái tình. Đó là cái cốt lõi quan trọng nhất trong sự nghiệp thơ ca của thi sĩ, và cũng là điều khiến độc giả yêu thơ say đắm những bài thơ của ông. Đọc thơ Nguyễn Bính hôm nay nỗi lòng run rẩy vẫn còn vang vọng, như những cơn gió lang thang qua biển vắng, mộng mơ và xa vắng.

Việc phát hành bộ tem Kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Bính (1918-1966) sẽ góp phần tôn vinh những cống hiến của ông đối với nền văn học, nghệ thuật Việt Nam nói chung và những tâm hồn thơ ca nói riêng.

Bằng ngôn ngữ hội họa đặc trưng và sự phối mầu chặt chẽ, họa sỹ thể hiện nổi bật ở trung tâm mẫu tem là hình ảnh chân dung nhà thơ Nguyễn Bính, nền tem là vầng trăng, con đò, bến nước... những hình ảnh quen thuộc, thân thương, là chất liệu cho những vần thơ của ông.

Bộ tem do họa sỹ Trần Thế Vinh (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế và được phát hành ngày 13/02/2018./.

Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính) sinh ngày 13/2/1918 tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, tự học ở nhà. Ông là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam, được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái thôn quê, mộc mạc.

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi, được giải khuyến khích thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn năm 1937 với tập thơ Tâm hồn tôi.  Ông tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, tập kết ra Bắc năm 1954, làm việc tại Hội Văn nghệ Việt Nam, Ty Văn hoá Thông tin Nam Hà. Năm 1958, Nguyễn Bính làm chủ bút báo Trăm hoa.

Nguyễn Bính nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Thơ Nguyễn Bính bình dân nhưng không quê mùa, ông đã viết lại đời sống quê hương, dân tộc qua những trang thơ.

Nguyễn Bính có một tuổi thơ mất mát, buồn bã khi mất mẹ từ lúc ba tuổi, nhưng thi sĩ vẫn được dạy dỗ cẩn thận. Ông thụ giáo cả chữ Nho, chữ Quốc ngữ ở đây. Là người sáng dạ, ông nhập tâm chữ nghĩa chân truyền, kinh sách, văn học, lịch sử... và tài thi ca của ông đã nảy nở từ khi còn là một cậu bé mười ba tuổi.

Nguyễn Bính đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ da diết, đượm đà, đầy ái tình, như chính trong thơ ông viết:

“Mộng đẹp theo ngày tháng

Đi êm đềm như thơ”.

Bốn mươi chín tuổi đời với hơn ba mươi năm cầm bút, Nguyễn Bính đã để lại cho đời 22 thi phẩm, trong đó có 14 tập thơ, 8 truyện thơ, 5 tác phẩm kịch bản sân khấu gồm 2 kịch bản chèo, 3 vở kịch thơ (vở Bóng giai nhân phác thảo ban đầu của nhà thơ Yến Lan) và các tác phẩm văn xuôi như truyện ngắn, tiểu thuyết.

Với Nguyễn Bính, tình yêu trong đời thực chỉ có sự giả dối và phản bội. Và Nguyễn Bính đã phải tạo ra đời mộng để yêu và được yêu. Ông dành những vần thơ tình đẹp nhất của mình cho những người đàn bà không quen: Người hàng xómCô lái đòCô hái mơDòng dư lệViếng hồn trinh nữ...

Thơ Nguyễn Bính dẫn dắt người đọc đắm chìm trong một bầu không khí lãng mạn của ái tình. Đó là cái cốt lõi quan trọng nhất trong sự nghiệp thơ ca của thi sĩ, và cũng là điều khiến độc giả yêu thơ say đắm những bài thơ của ông. Đọc thơ Nguyễn Bính hôm nay nỗi lòng run rẩy vẫn còn vang vọng, như những cơn gió lang thang qua biển vắng, mộng mơ và xa vắng.

Việc phát hành bộ tem Kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Bính (1918-1966) sẽ góp phần tôn vinh những cống hiến của ông đối với nền văn học, nghệ thuật Việt Nam nói chung và những tâm hồn thơ ca nói riêng.

Bằng ngôn ngữ hội họa đặc trưng và sự phối mầu chặt chẽ, họa sỹ thể hiện nổi bật ở trung tâm mẫu tem là hình ảnh chân dung nhà thơ Nguyễn Bính, nền tem là vầng trăng, con đò, bến nước... những hình ảnh quen thuộc, thân thương, là chất liệu cho những vần thơ của ông.

Bộ tem do họa sỹ Trần Thế Vinh (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế và được phát hành ngày 13/02/2018./.

Lương Thị Thanh Mai