Cuộc chiến IoT giữa các công ty viễn thông và các gã khổng lồ Google, Microsoft, Amazon
Diễn đàn - Ngày đăng : 16:54, 03/11/2018
Những gã khổng lồ công nghệ này hiểu rõ IoT có thể tạo nguồn thu nhập mới. Theo Gartner dự đoán sẽ có hơn 20 tỷ thiết bị IoT vào năm 2020.
Tuy nhiên, đã có những công ty viễn thông tham gia thị trường này. Bởi vì các thiết bị IoT của họ được kết nối thông qua mạng di động, nhưng những công ty này cần có chiến lược đúng đắn để chống lại các dịch vụ đám mây khổng lồ, nếu không họ sẽ chỉ là đơn vị cung cấp kết nối mà không có giá trị gia tăng.
Các công ty viễn thông có thể thu được doanh thu mới và giảm chi phí từ IoT bằng cách:
<>···Xây dựng nền tảng bảo mật từ chính các thiết bị đầu cuối vì phần mềm trong thiết bị cuối có thể bị tấn công và bộ vi xử lý không phải lúc nào cũng an toàn.
Tránh phân mảng trong IoT: Cũng như kịch bản đã từng xảy ra với các giải pháp điện toán đám mây, sự phân mảnh này sẽ tạo ra nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp khi phải giải quyết các vấn đề về khả năng tương thích trong ngành của mình. Việc phân mảnh cũng khiến những quan ngại về an ninh mạng gia tăng, khi công nghệ càng phức tạp thì càng nảy sinh nhiều thách thức về an ninh mạng.
Một phương pháp để giải quyết tất cả điều này là thay đổi mô hình. Thay vì tin tưởng vào tính bảo mật của hệ điều hành hoặc bộ vi xử lý (như các dịch vụ đám mây khổng lồ), hãy thay đổi nền tảng bảo mật từ gốc rễ. Khi đó chỉ có bên được ủy quyền mới có thể thay đổi phần mềm trong flash và đảm bảo tính xác thực và tính toàn vẹn của phần mềm. Các công ty viễn thông có thể gặt hái nhiều lợi hơn nếu họ hợp tác với nhà cung cấp bảo mật IoT thay vì tự phát triển công nghệ này. Nỗ lực tạo ra công nghệ hỗ trợ các thiết bị IoT trên toàn cầu là một nhiệm vụ khó khăn. Và đây là một cơ hội mà các công ty viễn thông phải nắm bắt hoặc thậm chí thống trị trong lĩnh vực này để cạnh tranh với những gã khổng lồ.