Trí tuệ nhân tạo là trọng tâm chiến lược an ninh mạng của IBM
Doanh nghiệp số - Ngày đăng : 17:43, 19/10/2018
IBM, công ty công nghệ ở New York đã tiết lộ nền tảng mở và cho biết "đây là nền tảng đám mây bảo mật đầu tiên được xây dựng trên công nghệ mở, với cốt lõi trí tuệ nhân tạo, để phân tích dữ liệu bảo mật liên kết ở môi trường và công cụ trước đây chưa được kết nối".
Một phân tích của IBM cho thấy rằng các nhóm an ninh mạng của mình sử dụng hơn 80 giải pháp an ninh không gian mạng của khoảng 40 nhà cung cấp.
IBM Security Connect sử dụng cả công nghệ đám mây và trí tuệ nhân tạo AI. Người dùng nền tảng này sẽ có thể áp dụng học máy và AI, như phần mềm trí tuệ nhân tạo của Watsoncho các sản phẩm bảo mật mạng để tăng hiệu quả của chúng.
Khi sản phẩm ra mắt, hơn một chục nhà cung cấp bảo mật và đối tác kinh doanh đã đăng ký tham gia.
"IBM Security Connect sẽ giúp giải quyết một số thách thức an ninh lớn nhất hiện nay thông qua các tiêu chuẩn mở, giúp mở đường cho sự đổi mới hợp tác", gã khổng lồ công nghệ nói. "Vì nó được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn mở, nó có thể giúp các công ty xây dựng các dịch vụ nhỏ độc đáo, phát triển các ứng dụng bảo mật mới, tích hợp các giải pháp bảo mật hiện có và tận dụng dữ liệu từ các dịch vụ chia sẻ mở".
Trí thông minh nhân tạo, bao gồm mạng thần kinh, học máy, phân tích và sử dụng thuật toán để hoàn thành các tác vụ, cho phép các máy học hỏi từ trải nghiệm.
Trong an ninh không gian mạng, công cụ học máy trong trí tuệ nhân tạo được sử dụng nhiều, ít nhất là ở giai đoạn này trong phát triển AI. Mặc dù AI nhận thức ít được sử dụng, học máy có thể tạo nâng cấp các giải pháp chống virus và bảo mật mạng truyền thống thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu.
Khi các hệ thống học máy được cung cấp đủ dữ liệu để phân tích, điều này có thể giúp giảm các cuộc tấn công bằng thông qua phân tích dự đoán, phát hiện hành vi đáng ngờ, và điều này sẽ giúp giảm gánh nặng nhân viên an ninh mạng hàng ngày phải phân loại các sự kiện liên quan đến an ninh không gian mạng.
AI và học máy không hoàn hảo và không thể được coi là một viên đạn bạc để bảo vệ an ninh mạng. Tuy nhiên, các giải pháp và nền tảng thúc đẩy các công nghệ này có thể mang lại cho doanh nghiệp thêm một cách bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và gia tăng.
Trung tâm điều hành an ninh của công ty được đặt ở Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Ba Lan. Trung tâm này hoạt động như các trung tâm đào tạo X-Force mô phỏng đào tạo và các tấn công mạng sử dụng môi trường ảo để tương tác với các tình huống thực tế.
Trí tuệ nhân tạo Watson được tích hợp vào an ninh mạng vào năm ngoái. Siêu máy tính, kết hợp trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu, đóng vai trò là kho lưu trữ tri thức cho các chuyên gia bảo mật không gian mạng sử dụng nền tảng Trung tâm điều hành an ninh bảo mật của IBM.
Các dịch vụ này không chỉ dành cho doanh nghiệp mà còn cho các cơ quan chính phủ và liên bang.
IBM nỗ lực phát triển các giải pháp trí tuệ nhân tạo với sự ra mắt của IBM AI OpenScale, một nền tảng doanh nghiệp để tạo và quản lý các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Ngoài IBM Security Connect, công ty cũng đã xây dựng thêm một đơn vị di động được gọi là Trung tâm điều hành chiến thuật mạng ảo X-Force của IBM (C-TOC) trong trung tâm điều hành An Ninh. Đơn vị này sẽ đến các công ty ở Mỹ và châu Âu để đào tạo về phản ứng sự cố, chiến lược quốc phòng, và lãnh đạo khủng hoảng
IBM đã và đang thúc đẩy sự tích hợp và phát triển thêm các giải pháp trí tuệ nhân tạo đặc biệt khi nhu cầu về các giải pháp an ninh mạng là rất lớn. Các giải pháp bảo mật không chỉ quan trọng ở hiện tại mà còn có tiềm năng lớn trong tương lai.