Hình ảnh Đình Trà Cổ, Quảng Ninh trên con tem bưu chính
Diễn đàn - Ngày đăng : 18:28, 16/10/2018
Đình Trà Cổ được xây dựng từ thời Hậu Lê năm Quang Thuận thứ hai (năm 1461) dưới triều vua Lê Thánh Tông thuộc phái Nam phường Trà Cổ ngày nay. Đình Trà Cổ được giới chuyên môn đánh giá là một trong những ngôi đình có quy mô đồ sộ và kiến trúc độc đáo của khu vực đồng bằng Bắc bộ.
Trải qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử, của thời gian và những lần trùng tu lớn, ngôi đình hiện tọa lạc trên một khu đất rộng hơn 1000 m2. Đình mang đặc trưng kiến trúc cổ kiểu chữ đinh, gồm 05 gian, 02 trái bái đường và 03 gian hậu cung với kết cấu khung gỗ liên kết với nhau bởi các chốt mộng. Các cây cột trụ trong đình đều bằng gỗ lim (48 cây). Hai đầu hồi là hai bức hoành phi sơn son thiếp vàng chạm khắc chữ hán, đối diện nhau. Một bên là ‘Nam Sơn tịnh thọ” (Nước Nam bền vững), một bên là “Địa cửu thiên trường” (Đất vững trời dài).
Vẻ đẹp của ngôi đình không chỉ ở sự bề thế, mái lợp ngói vẩy, bốn góc đao cong vút như một con thuyền rẽ sóng lướt tới mà còn tạo ấn tượng từ các vì kèo với đường nét chạm trổ chắc khỏe, tinh xảo nhưng không kém phần sống động. Đình Trà Cổ vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật giá trị như các đỉnh hương đồng, long ngai bằng gỗ của thời Nguyễn, các đạo sắc phong, hạc cưỡi rùa bằng gỗ sơn son thiếp vàng…
Năm 1974, Đình Trà Cổ được xếp hạng là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia. Cùng với chùa Nam Thọ, chùa Vạn Linh Khánh, nhà thờ Trà Cổ, cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, bãi biển Trà Cổ… Đình Trà Cổ đã tạo nên sự gắn kết, hòa quyện giữa vẻ đẹp văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp làm cho trung tâm du lịch Trà Cổ trở thành điểm đến hấp dẫn du khách mọi miền.
Ảnh: Đình Trà Cổ
Ảnh mẫu tem Đình Trà Cổ
Mẫu tem được thiết kế khắc họa toàn cảnh ngôi đình, chính diện với cổng trụ cùng màu sắc ấm áp trên nền lượn sóng biểu đạt vùng non nước kiêu hùng nơi địa đầu Tổ quốc.
Khuôn khổ tem: 46x30 mm. Bộ tem do họa sỹ Nguyễn Du, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế. Bộ Tem có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng