Máy chủ DNS là gì?

Diễn đàn - Ngày đăng : 16:27, 14/10/2018

Bài viết này sẽ giải thích máy chủ DNS là gì, nó hoạt động như thế nào và cách phòng tránh các cuộc tấn công DNS

Không có máy chủ DNS, internet sẽ không thể hoạt động một cách bình thường. Một máy chủ DNS là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng DNS (hệ thống tên miền). Nó lưu trữ địa chỉ IP và tên máy chủ của chúng và dữ liệu này được sử dụng để giải quyết các truy vấn của người dùng muốn truy cập một trang web, thiết bị cụ thể hoặc bất kỳ hệ thống mạng nào khác sử dụng địa chỉ IP. Còn được gọi là máy chủ định danh, máy chủ DNS thực sự rất tiện dụng.

Khi nào một máy chủ DNS được sử dụng?

Khi người dùng nhập địa chỉ máy chủ hoặc URL vào thanh địa chỉ của họ trong trình duyệt, trình phân giải DNS sẽ liên hệ với máy chủ DNS để tìm địa chỉ IP được kết nối với tên máy chủ và đưa lại cho người dùng để họ có thể xem trang web hoặc thiết bị họ muốn truy cập.

Nếu trình phân giải DNS không thể tìm thấy thông tin họ cần, thì nó sẽ chuyển sang máy chủ DNS tiếp theo trong phân cấp máy chủ DNS cho đến khi tìm thấy dữ liệu cần thiết để giải quyết địa chỉ.

Máy chủ DNS được thiết lập như thế nào?

Một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet service provider) thường sẽ thiết lập máy chủ DNS của riêng mình. Cũng như vậy, router được sử dụng trong nhà hoặc văn phòng cũng sẽ được sử dụng bởi các máy tính gắn liền với chúng như một máy chủ DNS cho các truy vấn URL. Router hoạt động như những người gác cổng, chuyển tiếp yêu cầu tới máy chủ DNS của nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Một số máy chủ DNS có nhanh hơn các máy chủ khác không?

Tốc độ của DNS nhanh hay chậm và các truy vấn được giải quyết nhanh như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nơi máy chủ DNS cư trú. Phần lớn các nhà cung cung cấp dịch vụ Internet phân bố các máy chủ DNS của họ trên toàn thế giới, để bất cứ nơi nào, người dùng sẽ ở gần với một máy chủ có thể cấp nguồn cho trang web của mình. Nhưng bạn có thể là một trong những người không may sống xa máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet và vì vậy bạn và khách truy cập vào trang web của bạn sẽ gặp phải sự phản hồi chậm hơn.

Tốc độ DNS cũng bị ảnh hưởng bởi khoảng cách từ khách truy cập đến từ DNS. Nếu người dùng ở gần, họ cũng sẽ được trải nghiệm một dịch vụ nhanh hơn. Nếu người dùng sống cách xa khu vực DNS, sau đó họ sẽ trải nghiệm một dịch vụ chậm hơn, mặc dù sự khác biệt sẽ hầu như không đáng chú ý.

Nếu người dùng đã truy cập trang web trước đó, tốc độ tra cứu DNS cũng có thể nhanh hơn vì tên máy chủ và địa chỉ IP đã được giải quyết và sẽ được lưu trữ cục bộ để không phải tìm kiếm kết nối khi người dùng nhập tên miền.

Một giải pháp cho vấn đề này (mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến DNS) là sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN-content delivery network) để cung cấp nội dung nhanh hơn khi có truy vấn cần giải quyết. Mạng phân phối nội dung đặt nội dung của người dùng vào vị trí cục bộ cho khách truy cập, vì vậy ngay cả khi DNS mất nhiều thời gian hơn để giải quyết, nội dung (tức là hình ảnh và nội dung xây dựng trang web) được phân phối tới máy tính của người dùng nhanh hơn vì nó không mất thời gian để di chuyển.

Mối quan tâm bảo mật đối với máy chủ DNS

Đôi khi, các máy chủ DNS có thể bị tin tặc tấn công, khiến nạn nhân bị điều hướng đến các trang web giả mạo trông giống như trang web mà người dùng đang cố gắng truy cập, nhưng địa chỉ IP đã được thay đổi để xuất hiện như thể đó là trang web chính hãng.

Để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công, người dùng nên đảm bảo các công cụ phát hiện phần mềm độc hại và chống vi-rút của mình được cập nhật và nếu bạn thấy thông báo cảnh báo 'chứng chỉ không hợp lệ' (invalid certificate), tốt nhất là không nên truy cập trang web, đặc biệt nếu nó yêu cầu nhạy cảm thông tin.

Trương Khánh Hợp, Nguyễn Tất Hưng