Thu hẹp khoảng cách số trong khối ASEAN

Hội nhập - Ngày đăng : 16:44, 06/10/2018

Với vị thế là một khối kinh tế, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Tuy nhiên, điều này không phản ánh sự thích nghi của quá trình chuyển hóa số. Các nước thành viên của ASEAN xếp hạng từ top đầu tới vị trí thứ 160 trên bảng chỉ số thích ứng số toàn cầu (DAI) xếp hạng bởi World Bank.

Singapore đứng đầu và theo sau đó là vị trí số 41 của Malaysia; Thailand (61); Brunei (58); Việt Nam (91); Philippines (101); Indonesia (109); Cambodia (123); Lào (159) và Myanmar (160).

Kết nối internet là yêu cầu cơ bản để tham gia một nền kinh tế số. Về phía người dùng, kết nối internet qua các đường dây và dữ liệu di động là đủ. Nhưng với doanh nghiệp, băng thông internet cố định và cả mạng di động đều quá chậm và đắt đỏ.

International Monetary Fund (IMF) cho rằng độ phủ internet cao hơn ở các nước như Brunei, Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, ở những nước kém phát triển hơn như Campuchia, Lào và Myanmar, khoảng 70% dân số vẫn chưa được tiếp cận với internet.

Sự thích nghi của internet tốc độ cao sử dụng băng thông cố định trong ASEAN bị trì trệ bởi chi phí. Trong số 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN hiện giờ, Singapore có chi phí internet tốc độ cao rẻ nhất là 0.05$ mỗi Megabit một tháng, theo sau đó là Thailand (US$0.42); Indonesia (US$1.39); Việt Nam (US$2.41); Philippines (US$2.69) và  Malaysia (US$3.16).

Băng thông cố định không chỉ tăng tốc độ mạng di động mà cũng đồng thời để các doanh nghiệp có thể làm quen tốt hơn với việc stream video, quản lý chuỗi cung ứng trên điện toán đám mây và để các chính phủ hợp tác với các nhánh trong thời gian thực. "Không có băng thông siêu nhanh, những thành tựu như AI, IoT và ngành công nghiệp 4.0 sẽ khó có thể đạt được," theo như Richard Record tại World Bank Group, gần đây tại một diễn đàn ở Penang, Malaysia.

Chi phí đắt đỏ của băng thông này làm giảm mạnh trong tỷ lệ thích ứng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty lớn hơn có thể thích ứng được sự chuyển hóa này sẽ tiếp cận với thương mại điện tử tốt hơn. Điều này lật ngược lại nhận định rằng Internet cung cấp sân chơi công bằng cho các công ty nhỏ hơn tham gia vào thị trường.

Có một rủi ro của việc mở rộng khoảng cách số trong mỗi nước nơi các công ty lớn thống trị trong khi số còn lại chưa thể thích ứng được với việc chuyển hóa số. Điều này có thể làm hại đến kế hoạch phát triển kinh tế bằng công nghệ số của các nước.

Khoảng cách số giữa các nước ASEAN có thể mở rộng khi các công ty buộc phải chuyển địa điểm tới các nước có kết nối nhanh nhất và rẻ nhất. Các nước này cũng được ưu tiên bởi các nhà đầu tư muốn kiếm lời.

Các Start up được tiếp cận dễ dàng với nghiệp vụ tài chính từ giai đoạn khởi đầu và phát triển. Ở những nước như Malaysia, chính phủ tạo ra những chương trình gây quỹ và kết nối với các nhà đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư lớn chiếm vai trò quan trọng hơn trong giai đoạn chớm nở của những công ty này, với chuyên môn và đào tạo của họ.

Tháng 3 năm 2018, có tới 61 chi nhánh quỹ đầu tư tại Malaysia. Con số này của Singapore là 593. Nhiều nhà đầu tư cho rằng  sẽ tốt hơn nếu nhận thầu hoặc có  tài sản tại Singapore, khi đất nước này cung cấp sự bảo vệ tốt hơn và những khoản thưởng cho đầu tư nước ngoài.

Những nước khác tại ASEAN 6 phải tạo ra một sự cuốn hút các nhà đầu tư và kêu gọi các  quỹ tư nhân. Nếu họ không hành động nhanh, khoảng cách số giữa các nước ASEAN sẽ còn gia tăng nhiều hơn và gây tổn hại nền kinh tế số.

IMF mô tả 5 yếu tố chính để phát triển kinh tế số. Họ nói rằng đường truyền internet phải được phổ biến rộng rãi với giá cả hợp lý;  xu thế kinh tế phải khuyến khích cạnh tranh để tạo ra sự đổi mới; hệ thống giáo dục phải thích ứng với những kỹ năng của người lao động để đáp ứng với nhu cầu tương lai; các nước cần củng cố mạng lưới an toàn để ngăn chặn việc lao động bị thay thế bởi quá trình tự động hóa; và các nước cần thích nghi để cải thiện tài chính với công nghệ và kiểm soát các rủi ro.

Với khoảng cách số giữa các nước ASEAN, khối này đối diện với khó khăn trong việc hưởng lợi tổng thể từ nền kinh tế số. Ngoại trừ Singapore, ASEAN vẫn đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc phủ sóng internet. Trừ phi tổ chức hành động kịp thời để thu hẹp khoảng cách này, những thành viên yếu hơn có thể bị tụt lại trong cuộc đua số với những nước như Trung Quốc và Ấn Độ, nơi có những bước tiến lớn trong dịch vụ công nghệ thông tin và dàn nhân lực lành nghề.

Chu Thanh Hòa, Lâm Thị Nguyệt