6G sẽ đạt tốc độ một ngàn tỷ byte mỗi giây
Chuyển động ICT - Ngày đăng : 08:08, 19/09/2018
Công nghệ mạng 5G sắp tới sẽ không mang lại độ tin cậy đáng kể so với mạng không dây hiện có, chẳng hạn như 4G LTE, theo nhà phát triển có liên quan đến 5G.
Ngoài ra, mức độ trễ 0.001 giây mà 5G không dây cung cấp, một số thiết bị có thể được tung ra thị trường vào cuối năm nay sẽ không phải là lợi thế cho một xã hội hiện đang hoàn toàn dựa vào dữ liệu và cần thông tin gần như ngay lập tức, kết nối micro giây.
Về cơ bản, độ siêu tin cậy sẽ không có ở 5G, lợi ích chính của 5G so với các nền tảng không dây hiện tại được xem là giảm độ trễ và tăng độ tin cậy.
Dự báo 6G sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2030 để đáp ứng kỳ vọng mà công nghệ 5G không đạt được. 6G sẽ cung cấp tốc độ một ngàn tỷ (1.000.000.000.000) byte mỗi giây, cùng với độ trễ 0.000001 giây.
Vấn đề của 5G
"Độ trễ phần nghìn giây của 5G là quá chậm", Pouttu nói.
Một trong những vấn đề của 5G liên quan đến quy mô, ông nói. Vấn đề là toàn bộ ngăn xếp mạng sẽ được chạy trên kênh Vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm sử dụng một nền tảng phần cứng thống nhất để cung cấp các tiêu chuẩn thông tin, các lược đồ điều chế và tần số khác nhau thông qua các module phần mềm. Nó hỗ trợ việc triển khai các hệ thống thông tin vô tuyến đa băng tần và đa tiêu chuẩn). Phương pháp đó vốn làm trễ kết nối hoặc giảm tốc độ giao tiếp.
Đó là một vấn đề, một phần bởi vì suy nghĩ là "sẽ có 1.000 thiết bị phát sóng mỗi người sử dụng trong mười năm tới." Đó là vì các tần số milimét đang được sử dụng trong 5G, trong khi có nhiều băng thông, cự ly truyền ngắn. Người ta sẽ cần rất nhiều đài phát và ăng-ten — hàng triệu người - tất cả đều cần được kết nối. Và đó là lý do tại sao người ta cần phải nghĩ ra những cách tốt hơn để đáp ứng quy mô đó và đó là lý do tạo nên 6G.
Các nhà nghiên cứu trong chương trình 6Genesis của trường Đại học Oulu, cũng như những người ở Trung tâm truyền thông và cảm biến TeraHertz của Mỹ (ComSenTer), mà tôi viết vào tháng 6, nói rằng tần số từ 100GHz đến terahertz (THz) là giải pháp. Pouttu nói rằng các dải tần số sẽ nằm trong hàng chục gigahertz trong phổ đó. Nói cách khác, nó sẽ cung cấp các mức băng thông chưa bao giờ thấy trong số lượng gần như không giới hạn.
Điện toán ranh giới di động và điện toán ranh giới tiếp cận đa chiều
Pouttu cho biết chúng tôi cũng sẽ bắt đầu nghiên cứu một dạng điện toán mới là Điện toán ranh giới di động hoặc điện toán ranh giới tiếp cận đa chiều để xử lý 5G khi chuyển sang 6G. Đó là một kiến trúc mạng mà quá trình xử lý khối lượng lớn dữ liệu diễn ra gần người trên máy chủ kiêm trạm gốc, nhưng hầu hết công việc cuối cùng, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo và mô hình hóa vấn đề, xảy ra trong thiết bị di động hoặc thiết bị Internet kết nối vạn vật ở vùng lân cận.
"Dữ liệu sẽ là chìa khóa," Pouttu nói. Kết nối thuật toán cần một ứng dụng có độ tin cậy, độ trễ thấp và băng thông cao. Đó là chính là 6G.
Pouttu và các cộng sự dự định bắt đầu với chuẩn IEEE 802.15.3D lý thuyết. Nó sử dụng phổ tần số thấp terahertz giữa 252GHz và 325GHz, và nó hiện chỉ tồn tại như một khái niệm trên giấy. Các học giả sẽ cố gắng áp dụng nó cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cá nhân, năng lượng sinh thái và các phương tiện vận tải tự trị.
“Con người gần như đều được kết nối; trừ các đồ vật hoặc máy móc, ”Pouttu nói. “Đó là con đường cho 5G và 6G.”