Sáp nhập hai công ty viễn thông, Trung Quốc có đảm bảo vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực 5G?
Diễn đàn - Ngày đăng : 10:19, 12/09/2018
Một vụ sáp nhập được đề xuất giữa hai hãng công ty viễn thông không dây của Trung Quốc là China United Network Communications Group (China Unicom) và China Telecommunications Corp (China Telecom) - nhằm tăng tốc độ phát triển các dịch vụ 5G.
Kết hợp các mạng sẽ có tổng cộng gần 600 triệu thuê bao - thu hẹp khoảng cách với China Mobile với hơn 900 triệu thuê bao. Cả hai sẽ đại diện cho các mạng không dây lớn nhất trên thế giới.
T-Mobile Mỹ hiện đang cố gắng sáp nhập với Sprint như một phần của thỏa thuận trị giá 26 tỷ đô la, để trở thành nhà mạng có số lượng người sử dụng mạng di động lớn nhất của quốc gia này. Đề xuất này đang được giám sát bởi các nhà quản lý, với một số lo ngại về việc giảm ba nhà mạng không dây lớn sẽ dẫn đến một thị trường ít cạnh tranh hơn. T-Mobile và Sprint tranh luận nếu việc sáp nhập được phép tiến hành nó sẽ giúp họ triển khai dịch vụ 5G nhanh hơn.
Cuộc đua giữa Trung Quốc và Mỹ để trở thành các nhà lãnh đạo công nghệ 5G, các nhà quản lý tại Mỹ có thể thấy vụ sáp nhập sắp xảy ra ở Trung Quốc như là một lợi thế lớn. Do đó, họ có thể xem xét việc sáp nhập T-Mobile/Sprint trong phạm vi quyền hạn của mình một cách thuận lợi hơn.
Trong cả hai trường hợp, có khả năng ví tiền của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng. Mặc dù các vụ sáp nhập có thể dẫn đến việc tiếp cận dịch vụ được cải thiện, việc giảm cạnh tranh trên thị trường có thể sẽ tăng giá - đặc biệt khi các nhà khai thác cố gắng bù đắp chi phí cho việc nâng cấp mạng.
Theo Eric Xu, Chủ tịch Huawei, ông lớn khổng lồ về thiết bị viễn thông Trung Quốc, hầu hết người tiêu dùng thậm chí sẽ không nhận thấy “sự khác biệt cơ bản” khi sử dụng 5G so với 4G.