Những dự đoán của ADB cho nền kinh tế ASEAN năm 2018 và 2019

Hội nhập - Ngày đăng : 16:32, 08/09/2018

Ngân hàng Phát triển Châu Á đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á hàng năm, và cùng với đó, dự báo cho các nền kinh tế châu Á khác nhau.

BP_Asean_160418_17.jpg

Theo báo cáo này, tương lai của nền kinh tế Đông Nam Á có vẻ khá lạc quan. Dưới đây là bốn điểm chính từ báo cáo về triển vọng tăng trưởng và lạm phát của ASEAN.

1. Đông Nam Á đã sẵn sàng để duy trì một con đường tăng trưởng cao hơn.

Tỷ lệ tăng trưởng gia tăng 5,2% vào năm ngoái, cao hơn nửa điểm phần trăm so với năm 2016. Điều này được hỗ trợ nhờ có sự quay vòng trong xuất khẩu và nhu cầu nội địa mạnh mẽ trên toàn khu vực ASEAN.

2. Tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm, nhưng nhu cầu trong nước gia tăng mạnh mẽ hơn sẽ bù đắp cho sự suy giảm này.

Sau khi hồi phục năm ngoái, xuất khẩu, đặc biệt là công nghệ, có thể sẽ không tăng trưởng nhiều. Tuy nhiên, sự phục hồi trong giá cả hàng hóa toàn cầu sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu đối với các mặt hàng chính. Với chi tiêu cơ sở hạ tầng công cộng đầy tham vọng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vững chắc và tiêu thụ hộ gia đình mạnh mẽ, nhu cầu trong nước sẽ tăng lên. Vì vậy, tổng thể, tăng trưởng trung bình hàng năm của Đông Nam Á sẽ giữ ở mức 5,2 phần trăm trong năm nay, và năm tiếp theo.

3. Bức tranh toàn cảnh của 10 nền kinh tế ASEAN sẽ không đồng đều.

Đối với 8 trong số 10 nền kinh tế, tăng trưởng trong năm nay được dự báo sẽ đạt hoặc vượt mức năm 2017. Malaysia và Singapore có khả năng sẽ là trường hợp ngoại lệ. ADB nhận thấy hai nền kinh tế này trong năm nay đang giãn ra nhanh chóng so với năm ngoái hướng tới tốc độ tăng trưởng tiềm năng dài hạn của họ. Đối với Indonesia, Philippines, và Thái Lan, ADB tin rằng tăng trưởng cho ba nền kinh tế này sẽ tăng tốc nhờ đầu tư mạnh và tiêu thụ nội địa. Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ việc mở rộng cơ sở công nghiệp.

4. Lạm phát ổn định

Lạm phát tăng 0,7 điểm phần trăm lên 2,8 phần trăm trong năm 2017. ADB hy vọng rằng nó sẽ ổn định ở mức 3 phần trăm trong năm nay và năm tiếp theo. Lý do là, ngoài nhu cầu trong nước mạnh, tăng giá có thể bị thúc đẩy bởi sự gia tăng của mức lương tối thiểu, giá cả bị quản lý và giá dầu tăng trên toàn cầu. Tại Malaysia có khả năng lạm phát sẽ hạ nhiệt trong cả hai năm 2018 và 2019, với chi phí vận chuyển tăng vọt trong năm 2017 sau khi có sự thay đổi theo cơ chế giá áp giá nhiên liệu và dầu nhờn.

Hải Yến