Các trang web được bảo vệ bởi HTTPS trở nên khó truy cập hơn

Diễn đàn - Ngày đăng : 16:09, 21/08/2018

Vào giữa tháng 7 năm 2018, Eric A. Meyer, chuyên gia tư vấn công nghệ tại Rebecca’s Gift, thấy mình đang nhìn chằm chằm vào màn hình máy chiếu, chờ một lần nữa để xem liệu trang web Wikipedia có tải được không. Nếu may mắn, trang bắt đầu hiển thị 15-20 giây sau khi gửi yêu cầu. Nếu không, nó có thể mất hơn 60 giây. Ông thấy rất nhiều lần "máy chủ ngừng phản hồi" trong một vài ngày.

Securing web sites with HTTPS made them less accessible

Điều này xảy ra vào năm 2018? Tại sao lại xảy ra điều này?

Trước tiên, chúng ta hãy xem xét bản chất vô cùng hạn chế của truy cập internet vệ tinh. Đối với internet vệ tinh, vận tốc ánh sáng trở thành một yếu tố trong lần ping: các tín hiệu lan truyền qua chân không và không khí chỉ tốn khoảng nửa giây cho quãng đường gần 89.000 miles (152,000km). Nếu tất cả khoảng cách đó là chân không, độ trễ ping chỉ khoảng khoảng 506ms.

Đó chỉ là thời gian cho các tín hiệu thực hiện hai chuyến đi khứ hồi tới quỹ đạo địa tĩnh và ngược lại. Trong thực tế, cần một khoảng thời gian để định tuyến các gói ở hai đầu và truyền lại tại chính vệ tinh.

Nhưng đó không phải nguyên nhân dẫn đến mất kết nối trong hầu hết các trường hợp rớt gói tin (packet loss). Sau khi tất cả, các gói này sẽ quay trở lại quỹ đạo và ngược lại. Có rất nhiều thứ trên con đường dẫn tín hiệu dài và cô đơn này có thể khiến các gói tin bị loại bỏ. Rớt 50% gói tin không phải là hiếm; 80% không phải là bất ngờ. Vì thế bạn thường mất một nửa gói của mình (hoặc nhiều hơn) và các gói không bị mất có thời gian chờ khoảng hai phần ba giây (hoặc nhiều hơn).

Đó là lý do cho việc thiết lập một máy chủ bộ nhớ đệm cục bộ. Một lý do khác, thậm chí còn quan trọng hơn là tất cả các kết nối vệ tinh thương mại đều có giới hạn dữ liệu. Nếu bạn lưu trữ bộ nhớ đệm các URL thì các nhà mạng chỉ tính dung lượng dữ liệu sử dụng cho lần đầu tiên chúng được tải.

Nhưng Wikipedia sẽ không lưu vào bộ nhớ cache. Google sẽ không lưu vào bộ nhớ cache. Hầu như không có gì cả. Tại sao lại vậy?

HTTPS

Một máy chủ lưu trữ bộ nhớ đệm cục bộ, giúp tăng tốc các trang web được yêu cầu thường xuyên và giảm mức sử dụng băng thông, hay còn gọi là "người trung gian". HTTPS được thiết kế ngăn chặn các cuộc tấn công trung gian, hoàn toàn phá vỡ các máy chủ lưu trữ cục bộ.

Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục chờ đợi khi tải web và tiêu tốn dữ liệu sử dụng với mỗi lần tải.

Động lực thúc đẩy mọi trang trên web sử dụng HTTPS đã khiến trang web ra xa khỏi hàng tỷ người dùng tiếp theo.

Chúng ta đã từng được nghe về "Đầu tư vào HTTPS làm cho trang web nhanh hơn, rẻ hơn và dễ dàng hơn cho mọi người." Nếu bạn định nghĩa “mọi người” là những người có quyền truy cập internet cáp quang, điều đó có lẽ đúng. Nhưng đối với những người không có truy cập đó, mọi lời tuyên bố đó đều sai.

Chúng ta có thể làm gì không? Đối với người dùng các trình duyệt được cập nhật mới nhất, dịch vụ chạy ngầm (service worker) cho phép bạn tránh sự cố HTTPS. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng HTTPS cho trang web của mình, việc tạo một service worker là một trong những ưu tiên hàng đầu ngay bây giờ, ngay cả khi nó chỉ đóng vai trò là bộ nhớ đệm cục bộ đơn giản và mà không có gì kì diệu hơn.

Điều đó thật tuyệt vời cho các trình duyệt hiện đại, nhưng không phải ai cũng có tùy chọn đó. Đôi khi chúng bị hạn chế bởi hệ điều hành cũ dẫn đến chỉ chạy được các trình duyệt cũ hơn, những trình duyệt không hỗ trợ service worker như Windows XP chỉ giới hạn đến IE8. Hoặc trên các máy cũ hơn, chạy Windows 95 hoặc các hệ điều hành khác của thời đại đó, mà bạn thường hay thấy ở thư viện công cộng hay ở những vùng bị giới hạn kết nối.

Nhìn chung, HTTPS tổng thể là tích cực nhưng tất cả những gì chúng ta thấy hạn chế tiêu cực của nó ngay trước mắt là nó đã đẩy chúng ta ra khỏi các trung tâm dữ liệu.

Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Tất Hưng