Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng bán lẻ tại Châu Á Thái Bình Dương vào năm 2020
An toàn thông tin - Ngày đăng : 13:34, 07/08/2018
Tại Trung Quốc, Alipay và WeChat hiện đang thống trị dịch vụ thanh toán qua điện thoại thông minh. 48% số người tham gia khảo sát cho rằng những dịch vụ thanh toán mới sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ trong ba năm tới. Đại đa số (81%) các chủ ngân hàng được khảo sát cũng tin rằng người dùng sẽ mong đợi một giải pháp duy nhất cho tất cả các nhu cầu tài chính của họ.
Các nhà quản lý ở nhiều quốc gia trong khu vực đang có những bước đi để đón nhận công nghệ số; chỉ có 40% ngân hàng trong khu vực lo ngại về các qui định mới, con số này nhỏ hơn so với 46% ở châu Âu và 56% ở Bắc Mỹ. Trong đó 57% đã ưu tiên việc cải thiện sự linh hoạt của sản phẩm là chiến lược hàng đầu.
Bài báo cũng nhấn mạnh sự đa dạng của thị trường ngân hàng bán lẻ châu Á-Thái Bình Dương, phản ánh các cấp độ phát triển ở các lĩnh vực xã hội, kinh tế và tài chính. Một ví dụ về điều này là phạm vi tiếp cận người tiêu dùng của các ngân hàng bán lẻ, trong khi dịch vụ này được đông đảo người tiêu dùng sử dụng tại các nền kinh tế phát triển như Hồng Kông và Úc thì chỉ 21% số người trên 15 tuổi có tài khoản ngân hàng ở Campuchia. Nghiên cứu cũng chỉ ra tình trạng này có thể thay đổi nhanh như thế nào, điển hình là ở Ấn Độ, nơi các sáng kiến về giao dịch phi tiền tệ đã dẫn đến sự tăng vọt của sự dụng thanh toán qua di động từ 35% trong năm 2011 lên đến 80% hiện nay.
Martin Frick, Giám đốc điều hành Temenos nhận xét: “Châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu thế giới trong việc áp dụng nhanh chóng ngân hàng số do nhu cầu phát triển không ngừng của người tiêu dùng, kết hợp với tiềm năng vô tận và các chính sách mềm dẻo. Những thách thức phi truyền thống cũng đang làm rung chuyển thị trường. Khi một ứng dụng trò chuyện có thể cung cấp một giải pháp duy nhất cho tất cả nhu cầu tài chính của người dùng, các ngân hàng cần phải đổi mới nhanh chóng và với quy mô nếu họ muốn giữ vững vị trí của mình”.