ASEAN tuyên bố chung về tăng cường hợp tác về an ninh mạng
Diễn đàn - Ngày đăng : 22:52, 29/04/2018
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần này với chủ đề “Tự cường và sáng tạo” (Resilient and Innovative), lãnh đạo của 10 quốc gia thành viên ASEAN đã thông qua qua 3 văn bản quan trọng là: Tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về thương mại mang tính sáng tạo và chủ động; Mạng lưới các thành phố thông minh; và Hợp tác an ninh mạng trong ASEAN.
Tuyên bố hợp tác an ninh mạng của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 đã nêu rõ các nước ASEAN chia sẻ tầm nhìn chung của khu vực về một không gian mạng hòa bình, an toàn và tự cường để đáp ứng sự phát triển kinh tế, tăng cường kết nối khu vực và cải thiện các điều kiện sống tốt hơn cho tất cả các nước thành viên.
Các nước ASEAN nhận thức rõ sự thâm nhập rộng rãi của các mối đe dọa trên không gian mạng đã từ lâu được xem là một vấn đề quốc tế, sự khẩn cấp và sự phức tạp gia tăng của các mối đe dọa từ không gian mạng và xuyên quốc gia ngày càng nhiều mà khu vực ASEAN đang phải đối mặt cùng với số hóa nền kinh tế đang diễn ra rộng khắp và sự gia tăng của các thiết bị kết nối Internet trong khu vực.
ASEAN nhận thấy an ninh mạng đang là một vấn đề xuyên xuyết cần sự phối hợp kinh nghiệm từ nhiều bên trong nhiều lĩnh vực để giải quyết các mối de dọa một cách hiệu quả. Các nước ASEAN cũng nhận thức sâu sắc không gian mạng đang cho thấy một cơ hội lớn cho phát triển kinh tế, công nghệ trong khu vực và có thể mang lại một nguồn việc làm rất lớn.
ASEAN cũng nhận thức về sự cần thiết thúc đẩy các quy tắc mạng mang tính tự nguyện quốc tế về trách nhiệm quốc gia là quan trọng trong việc thúc đẩy sự tin cậy, lòng tin và việc xây dựng rốt ráo một không gian mạng dựa trên các quy tắc.
ASEAN tái khẳng định luật pháp quốc tế và đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc là thích hợp và cần thiết để duy trì sự ổn định và thúc đẩy một môi trường công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) mở, an toàn, ổn định, có thể tiếp cận và hòa bình.
ASEAN nhận thức rõ về chủ quyền quốc gia của các nước thành viên, các quy tắc, quy định quốc tế theo chủ quyền quốc gia áp dụng vào các hoạt động ICT của các nước thành viên và quyền hạn pháp lý của các nước thành viên đối với hạ tầng ICT trong khu vực.
ASEAN khẳng định ASEAN cần có tiếng nói đối với các thảo luận quốc tế về xây dựng chính sách quốc tế và các khuôn khổ xây dựng các khả năng liên quan tới an ninh mạng do đó để thúc đẩy các mối quan tâm khu vực hiệu quả hơn tại các cuộc thảo luận quốc tế.
Tuyên bố cũng nêu rõ các kết quả của các thỏa luận khác nhau tại các diễn đàn khu vực ASEAN đã kêu gọi sự hợp tác khu vực nhiều hơn trong xây dựng chính sách an ninh mạng, ngoại giao, hợp tác và xây dựng khả năng, như Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị ASEAN lần thứ 31 ngày 13/11/2017 tại Manila, Philippines; Thông cáo chung của Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 vào ngày 5/8/2017 tại Manila, Philippines; Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN về hợp tác trao đổi, cam kết với thế giới của Hội nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ASEAN lần thứ 11 (ADMM) ngày 23/10/2017 tại Manila, Philippines; cũng như các kết quả của các thảo luận của các Bộ trưởng ICT và an ninh mạng ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng về an ninh mạng (AMCC) ngày 18/9/2017 tại Singapore.
Tuyên bố Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này cũng nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy các nhiệm vụ liên quan trong các tổ chức ngành và trụ cột ASEAN để tránh sự chồng chéo các nỗ lực, trong khi vẫn đảm bảo được các sáng kiến hiện nay và tương lai về an ninh mạng được điều phối và tổ chức.
ASEAN nhận thức các công việc đã thực hiện trong việc thúc đẩy hợp tác an ninh mạng khu vực và xây dựng khả năng lớn hơn, trong đó có việc đào tạo thực thi pháp luật về an ninh mạng và tội phạm mạng thông qua các nỗ lực như Hội nghị bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC), Hội nghị Bộ trưởng CNTT - Viễn thông (TELMIN), AMCC, Chương trình khả năng mạng ASEAN, Phiên họp về an ninh ICT và cuộc họp nhóm công tác của các chuyên gia và ADMM về an ninh mạng của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Các nước ASEAN lưu ý các sáng kiến giải quyết các mối đe dọa không gian mạng thông qua các diễn đàn đa phương khác, trong đó có Liên Hợp Quốc.
Theo đó, các nước ASEAN đồng thuận khẳng định sự cần thiết phải xây dựng hợp tác và phối hợp chặt chẽ hơn trong các quốc gia thành viên ASEAN về xây dựng chính sách an ninh mạng và các sáng kiến xây dựng khả năng, trong đó thông qua Chương trình khả năng mạng ASEAN (ASEAN Cyber Capacity Programme), AMCC và Trung tâm xây dựng khả năng an ninh mạng ASEAN – Nhật Bản (ASEAN-Japan Cybersecurity Capacity Building Centre), hướng tới thúc đẩy các quy tắc mạng tự nguyện và mở, cũng như xây dựng một không gian mạng dựa trên các quy tắc hòa bình, an toàn và chủ động để đóng góp vào phát triển kinh tế, kết nối khu vực và cải thiện các điều kiện sống trong ASEAN.
ASEAN nhận thức các quốc gia thành viên cần thiết triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin mang tính thực tiễn và thông qua một bộ quy tắc chung, chủ động và mở về hành vi quốc gia trên không gian mạng, theo đó để thúc đẩy sự tin cậy và lòng tin về việc sử dụng không gian mạng cho lợi ích toàn diện là sự thịnh vượng và hội nhập kinh tế trong khu vực to lớn hơn.
ASEAN cũng nhận thức rõ giá trị của việc tăng cường đối thoại và hợp tác về các vấn đề an ninh mạng với các nước đối thoại và các bên ngoài ASEAN và các nền tảng khác do ASEAN chủ trì, trong đó có ARF và ADMM Plus.
ASEAN đề nghị các bộ trưởng phụ trách lĩnh vực liên quan từ các quốc gia thành viên xem xét kỹ và đệ trình các khuyến nghị khả thi trong việc điều phối chính sách an ninh mạng, các nỗ lực ngoại giao, hợp tác, và xây dựng khả năng trên các nền tảng khác nhau của 3 trụ cột ASEAN, theo đó, các nỗ lực của ASEAN cần được tập trung, hiệu quả và được điều phối chính thức trên vấn đề chung quan trọng này.
Tuyên bố cũng giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng các Bộ liên quan của các nước thành viên ASEAN nỗ lực bàn thảo theo khuôn khổ các Hội nghị Bộ trưởng An ninh mạng và ICT ASEAN tại AMCC, TELMIN cũng như các cơ quan ngành liên quan như AMMTC, để xác định danh sách các quy định, quy tắc mang tính ổn định, tự nguyện, thực tiễn có trách nhiệm quốc gia trong không gian mạng mà ASEAN có thể hợp tác thông qua, triển khai và để thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới trong việc giải quyết các lỗ hổng hạ tầng trọng yếu, cũng như để khuyến khích các biện pháp xây dựng khả năng và hơp tác để giải quyết việc sử dụng không gian mạng để khủng bố và tội phạm mạng, tham chiếu các quy tắc được khuyến nghị trong Báo cáo năm 2015 của Nhóm công tác chuyên gia chính phủ của Liên Hợp Quốc về các văn bản trong lĩnh vực Thông tin và Viễn thông trong bối cảnh an ninh quốc tế (Report of the United Nations Group of Governmental Experts on Developments in the Field of Information and Telecommunications in the Context of International Security - UNGGE).