Quản lý nền kinh tế chia sẻ: Rượu mới bình cũ
Diễn đàn - Ngày đăng : 15:06, 28/02/2018
Kể từ khi ra đời vào năm 2011, dịch vụ cho phép hành khách gọi xe thông qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh (smartphone), Uber, đã khiến ngành công nghiệp taxi toàn cầu đảo lộn. Hiện Uber đã có mặt tại hơn 600 thành phố trên khắp thế giới.
ECJ khẳng định: “Dịch vụ do Uber cung cấp kết nối người dùng và tài xế không chuyên là một dịch vụ nằm trong ngành vận tải. Vì vậy, các quốc gia thành viên có thể đưa ra các quy định phù hợp để cung cấp dịch vụ này theo luật pháp hiện hành”.
Trong khi đó, công ty Uber lại lập luận rằng mình chỉ là một ứng dụng kỹ thuật số giữ vai trò trung gian giữa tài xế và khách hàng có nhu cầu đi xe, nên Uber nên được chịu sự điều tiết “mềm” hơn của các quy định về dịch vụ trực tuyến của EU.
Phán quyết của EU hay chuỗi trận đấu pháp lý mà Uber đang phải đương đầu tại các quốc gia trên thế giới cũng chính là những thách thức đối với nền kinh tế chia sẻ trực tuyến mới hiện nay và đặt ra những câu hỏi về cách các công ty như Uber nên được quản lý như thế nào.
Các nền kinh tế chia sẻ có thể có nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên đều rất mới mẻ và khác biệt. Nền kinh tế chia sẻ đề cập đến mô hình kinh doanh khai thác các yếu tố tài nguyên sẵn có của người dùng cuối cùng và kết hợp với các yếu tố công nghệ để hợp thành một mô hình kinh doanh. Nó cho phép sử dụng hiệu quả các nguồn lực như các phương tiện vận tải, trí tuệ và lao động… Cũng theo nhiều cách, nó cũng tự điều chỉnh dựa trên đánh giá hai chiều để giúp khách hàng xác định được các nhà cung cấp dịch vụ tốt và ngược lại. Tuy nhiên, nó cũng dẫn tới một số vấn đề về quản lý.
Các vấn đề về quản lý phát sinh bởi nền kinh tế chia sẻ bắt nguồn từ sự hội tụ - sự xung đột giữa các dịch vụ truyền thống và các dịch vụ trực tuyến mới. Điểm mới của nền kinh tế chia sẻ là nó liên quan đến sự hội tụ với các lĩnh vực ngoại tuyến truyền thống như taxi, không giống như các giai đoạn trước đó liên quan đến các dịch vụ trực tuyến bao gồm âm nhạc, thoại qua IP và video trực tuyến.
Do chi phí phân phối trực tuyến thấp, các dịch vụ trực tuyến có tác động đáng kể đến các dịch vụ truyền thống tương tự như CD, DVD, gọi thoại quốc tế, truyền hình truyền thống. Kết quả là doanh thu từ tất cả các dịch vụ truyền thống đều sụt giảm. Trong trường hợp các dịch vụ truyền thống bị quản lý - đặc biệt là gọi thoại và truyền hình quảng bá – sự hội tụ này cũng dẫn đến các vấn đề về quản lý cũng như việc áp dụng các quy định truyền thống đối với các dịch vụ mới như thế nào.
Trong một bài trình bày gần đây, bằng cách giảm bớt chi phí giao dịch, Internet cho phép các nền tảng như Uber cạnh tranh với các dịch vụ taxi truyền thống (bị quản lý). Mặt khác, như đã thấy với phán quyết của ECJ, sự hội tụ này còn dẫn tới sự xung đột pháp lý.
Mới đây, có một bài viết trên New York Times về cuộc chiến giữa Uber và taxi truyền thống tại thành phố New York. Thực tế, bất cứ ai từng đặt chân đến New York (Mỹ) đều dễ dàng nhận ra rằng, những chiếc taxi màu vàng rực rỡ thống trị mọi nẻo đường ở đây và thậm chí trở thành biểu tượng của thành phố này. Chúng đều được gắn huy chương. Câu chuyện bắt nguồn từ thời kỳ Đại suy thoái, đàn ông lao động đã bị sa thải hàng nghìn người, sau đó họ đã trở thành người lái taxi. Hầu như qua đêm số lượng xe taxi trên đường đã bùng nổ, và nguồn cung bất ngờ đã lớn hơn nhiều so với nhu cầu. Để điều chỉnh nó, năm 1937, thành phố New York đã tạo ra hệ thống huy chương taxi. Huy chương NYC cab cho thấy rằng chiếc xe hợp pháp có thể hoạt động như một xe taxi ở New York. Hiện có khoảng 13. 587 xe taxi huy chương ở New York. Con số này được chính quyền thành phố quy định chặt chẽ, và hầu hết các xe "mới" là kết quả của một huy chương được mua và bán trên thị trường tư nhân. Tức là, thành phố hiếm khi tạo ra những cái mới.
Với sự khan hiếm này, giá trị cho một huy chương đã đạt mức kỷ lục 1,3 triệu USD vào năm 2014. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh từ 61.000 xe Uber hiện nay tại New York, những người sở hữu huy chương này đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí họ phải vay nợ do mức thu nhập rất thấp, chỉ khoảng 150.000 USD.
Ngoài ra, bài viết cũng nhấn mạnh đến một vấn đề khác, đó là những khác biệt giữa các dịch vụ chia sẻ xe và các xe taxi bị quản lý về quy định về giá cước, các yêu cầu về thiết bị của xe và quyền truy cập cho người khuyết tật.
Sự xung đột này cho thấy hai thách thức khi các dịch vụ trực tuyến mới hội tụ với các dịch vụ bị quản lý truyền thống. Thứ nhất, về ngắn hạn, làm thế nào để quản lý việc chuyển đổi sang thị trường với các dịch vụ mới bao gồm. Thứ hai, về dài hạn, làm thế nào để quản lý các dịch vụ mới song song với các dịch vụ truyền thống.
Trong quá trình chuyển đổi, vấn đề phát sinh, ví dụ trong trường hợp Uber ở New York đó là mức sụt giảm giá của huy chương. Người lái xe taxi truyền thống khi tham gia phải đầu tư theo một nhóm điều kiện nhất định, và bây giờ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ đối thủ khác. Uber có giá trị hàng tỷ trong khi thành phố New York đã thu về 359 triệu USDvào năm 2014 khi đấu giá 350 huy chương; vậy người lái xe được gì khi phải cạnh tranh với Uber (giá cước thấp hơn) trong khi phải bỏ một số tiền lớn để sở hữu huy chương?
Về lâu dài, vấn đề đặt ra là liệu và làm thế nào để áp dụng các quy định pháp lý đối với các dịch vụ mới. Lấy trường hợp các hãng taxi làm ví dụ, với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các dịch vụ chia sẻ xe, các hãng taxi truyền thống bị ảnh hưởng như thế nào? Làm thế nào để quản lý các thiết bị trên xe, nhân viên của các dịch vụ như Uber.
Điều quan trọng không phải chỉ đơn giản là áp đặt các quy định hiện có cho các dịch vụ của nền kinh tế chia sẻ mới mà phải xem xét toàn bộ, trên cơ sở đó quyết định những yếu tố nào là quan trọng trong môi trường mới, đồng thời xem xét các mối quan tâm về kinh tế và xã hội và sau đó điều tiết.