ASEAN thảo luận cách tiếp cận dựa trên nhân quyền về đánh giá tác động môi trường
Hội nhập - Ngày đăng : 09:19, 02/11/2017
Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) đã tổ chức hội thảo lần thứ ba về nhân quyền, môi trường và biến đổi khí hậu vào ngày 29-30 tháng 10 tại Yangon, Myanmar. Các cuộc thảo luận xoay quanh cách tiếp cận dựa trên các quyền của con người đối với quản lý chiến lược khu vực để đánh giá hiệu quả tác động môi trường (EIA).
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành ASEAN, bao gồm Hội nghị các Quan chức cao cấp ASEAN về Môi trường và Uỷ ban ASEAN về xúc tiến và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, các đại diện của các Quốc gia thành viên ASEAN, các tổ chức xã hội dân sự và các nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến môi trường, cũng như các chuyên gia từ các tổ chức khác nhau trong khu vực và quốc tế.
Các đại biểu đã thảo luận về các chính sách và thực tiễn hay của quốc gia và khu vực về việc đánh giá hiệu quả tác động môi trường và những thách thức trong việc thực hiện các chính sách này. Ngoài ra, các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm về đânh giá hiệu quả tác động môi trướng xuyên biên giới do Ủy ban sông Mekong giám sát và thực tế tốt về chiến lược đánh giá môi trường ở Hàn Quốc và Ngân hàng phát triển châu Á đối với các dự án của mình.
Trong phiên khai mạc, Đại sứ Hla Myint, đại diện của Myanmar tại AICHR đã nhận xét rằng "... đã có những bước phát triển đáng khích lệ trong khu vực và nó phản ánh mối quan hệ hợp tác cùng sự cộng tác trong khu vực một cách chặt chẽ hơn trong lĩnh vực này. Các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Thái Bình Dương có thể xây dựng các hướng dẫn để tăng cường đánh giá hiệu quả tác động môi trường và tương tự như vậy, sáu quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mêkông cũng có thể xây dựng hướng dẫn khu vực về sự tham gia của công chúng vào EIA. "
Trong bài phát biểu quan trọng của ông John Knox, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền và Môi trường, đã nêu bật các tác hại về môi trường ảnh hưởng đến việc hưởng đầy đủ các quyền của con người như quyền được sống, quyền được chăm sóc sức khoẻ và những quyền khác. Vì vậy, ông nói rằng điều quan trọng là các chính phủ cần có khuôn khổ pháp lý hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trường và thực hiện các biện pháp bổ sung để bảo vệ những người đặc biệt dễ bị tổn thương do tác hại môi trường. Quyền được an toàn, sạch sẽ và phát triển bền vững được ghi trong Điều 28 (f) của Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AICHR).
Hội thảo ghi nhận rằng tất cả các nước thành viên ASEAN đã có các quy định của pháp luật, chính sách và các quy trình đánh giá hiệu quả tác động môi trường và để đưa chúng trở thành công cụ hữu hiệu để thúc đẩy và bảo vệ môi trường và nhân quyền, các chính phủ cần đảm bảo rằng sự tham gia của công chúng, quyền được thông tin và tiếp cận tới pháp lý hoặc biện pháp khắc phục được gắn liền trong suốt quy trình.
Hội thảo này do AICHR Myanmar tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ hợp tác ASEAN-Hàn Quốc. Cũng như tại hai hội thảo môi trường trước đây được tổ chức tại Myanmar, đại diện của Thái Lan tại AICHR, Tiến sĩ Seree Nonthasoot, là người đồng tổ chức và là báo cáo viên của sự kiện này.