Kế hoạch tổng thể ASCC 2025 và Chương trình nghị sự của LHQ 2030 về Phát triển Bền vững
Đời sống xã hội - Ngày đăng : 13:42, 30/10/2017
Việc thông qua Tầm nhìn ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của LHQ về Phát triển Bền vững vào năm 2015 thể hiện cam kết của ASEAN và cộng đồng quốc tế trong việc cải thiện cuộc sống và hạnh phúc của người dân ASEAN cũng như phần còn lại của thế giới. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 cũng như các bản Kế hoạch phát triển tổng thể của các cộng đồng Chính trị - An ninh, Kinh tế và Xã hội - Văn hoá của ASEAN dều thể hiện ý chí cùng nhau tiến lên phía trước. Một đặc điểm chính được xác định trong các Kế hoạch tổng thể của các cộng đồng trụ cột này là một ASEAN năng động đặt người dân của mình vào trung tâm của chương trình nghị sự.
Kế hoạch tổng thể của Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN (ASCC) có năm mục tiêu, với cam kết phát triển một cộng đồng lấy người dân làm trung tâm và hướng về con người, thu hút và đem lại lợi ích cho người dân, và có tính bao trùm, bền vững, linh hoạt và năng động.
Chương trình nghị sự của LHQ 2030 về Phát triển Bền vững bao gồm các nguyên tắc phổ quát, hội nhập và không để ai bị bỏ lại phía sau. Chương trình nghị sự đã có 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) với 169 mục tiêu để đạt được mục đích của một thế giới bền vững vào năm 2030. Việc công nhận của ASEAN đối với Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững và các bổ sung của chương trình hướng tới nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN được nêu rõ trong lời mở đầu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 mục số 6, "Chúng tôi nhấn mạnh tính bổ sung của Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững đối với các nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN nhằm nâng cao mức sống của nhân dân chúng tôi."
ASEAN và LHQ đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng để giảm nghèo và bất bình đẳng. Với các nước trong khu vực đang cam kết thực hiện cả hai chương trình nghị sự phát triển, thì một điều rất hữu ích khi nhận ra sự bổ trợ giữa hai chương trình nghị sự, khi chúng bổ sung lẫn cho nhau. Phần này được xây dựng dựa trên Báo cáo Thông tin Sửa đổi của Thái Lan: Tổng hợp các Tính bổ sung khả thi giữa Kế hoạch tổng thể của ASCC và Chương trình Nghị sự LHQ 2030.
Giảm nghèo và bất bình đẳng được đề cập nhiều nhất trong Kế hoạch tổng thể ASCC theo mục tiêu "Bao trùm", với một số đề cập đến các mục tiêu khác.
Chương trình nghị sự của LHQ 2030 về nghèo đói và bất bình đẳng được đề cập cụ thể trong các mục tiêu phát triển bền vững: Mục tiêu 1: Không có Nghèo đói và Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng. Các mục tiêu 2, 11, 15 và 17 cũng bao gồm các thành tổ liên quan đến các chiến lược giảm nghèo