Thỏa thuận hợp tác song phương của các quốc gia thành viên Asean

Kinh tế - Ngày đăng : 16:23, 28/09/2017

Số lượng FTA tích luỹ được ký kết bởi AMS đã tăng nhanh đáng kể từ lức chỉ có 8 FTA trước năm 2005 đã lên tới con số 42 FTA vào năm 2016. Khoảng hai phần ba số FTA được ký kết là Hiệp định song phương.

Song song với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) do cả khối ASEAN đàm phán như một thực thể thống nhất, thì từng quốc gia thành viên ASEAN (AMS) riếng rẽ cũng tích cực tham gia hợp tác với các nước khác, mà thông qua các FTA đó những thành phần dịch vụ có liên quan được thỏa thuận. Số lượng FTA tích luỹ được ký kết bởi AMS đã tăng nhanh đáng kể từ lức chỉ có 8 FTA trước năm 2005 đã lên tới con số 42 FTA vào năm 2016. Khoảng hai phần ba số FTA được ký kết là Hiệp định song phương.

Cụ thế, các FTA do các nước thành viên ASEAN thỏa thuận với các đối tác có các thành phần dịch vụ trong FTA được thống kê như sau đây:

Brunei Darussalam ký một hiệp định song phương với Nhật Bản (18 tháng 6 năm 2007) và tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPSEP) ký kết vào ngày 18 tháng 7 năm 2005 và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký vào ngày 4 tháng 2 năm 2016.

Campuchia đang trong quá trình đàm phán FTA với Bêlarut và Thổ Nhĩ Kỳ.

Inđônêxia đã ký một hiệp định song phương với Nhật Bản (20/8/2007), và đang đàm phán 4 hiệp định thương mại song phương khác với Úc, Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA), Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc.

Lào đã ký một hiệp định thương mại song phương với Mỹ vào ngày 18 tháng 9 năm 2003 và sau đó ký một bản sửa đổi được gọi là Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) vào ngày 17 tháng 2 năm 2016.

Malaysia ký thỏa thuận song phương với 7 quốc gia là Nhật Bản (13 tháng 12 năm 2005), Pakistan (8 tháng 11 năm 2007), New Zealand (26 tháng 10 năm 2009), Chilê (13 tháng 11 năm 2010), Ấn Độ (18 tháng 2 năm 2011), Australia (22 tháng 5 năm 2012) và Thổ Nhĩ Kỳ (17 tháng 4 năm 2014). Malaysia cũng là một đối tác tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và vẫn đang đàm phán với Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) và Liên minh châu Âu (EU).

Myanmar đã ký hai hiệp định khung, một là với Sáng kiến ​​Vịnh Bengal về Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật Đa ngành (BIMSTEC) vào ngày 7 tháng 9 năm 2004 và hai là với Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 5 năm 2013. Các cuộc đàm phán về FTA với cả BIMSTEC và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục.

Philippines đã ký FTA với Nhật Bản vào ngày 9 tháng 9 năm 2006 và với EFTA vào ngày 28 tháng 4 năm 2016. Philippines đang đàm phán với EU.

Singapore là thành viên AMS hoạt động tích cực nhất và sớm nhất trong việc tham gia vào các FTA song phương và đa phương. Singapore đã ký FTA đầu tiên với New Zealand vào ngày 14 tháng 11 năm 2000, tiếp theo là với Nhật Bản vào ngày 13 tháng 1 năm 2002, với Australia vào ngày 17 tháng 2 năm 2003 và với Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 5 năm 2003. Tiếp theo, Singapore cũng ký kết FTA với EU vào ngày 17 Tháng 10 năm 2014, và sau đó là với Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Costa Rica, Panama, Peru và Đài Loan - Trung Quốc cũng như với các nhóm khu vực thuộc Hội đồng Hợp tác Vịnh (GCC) và Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA). Singapore cũng tham gia vào các FTA đa phương của Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPSEP) còn được gọi là P4, và Hợp tác đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Singapore hiện đang đàm phán với Canada, Ai Cập, Mêhicô, Pakistan, Sri Lanka và Ucraina. Singapore cũng tích cực theo đuổi đàm phán các hiệp định mới về dịch vụ hàng không. Mạng lưới các hiệp định song phương về dịch vụ hàng không mở rộng trải trộng trên 130 quốc gia, trong đó có 60 thỏa thuận về vùng trời mở.

Thái Lan cũng là một trong những quốc gia AMS sớm nhất có các FTA song phương. FTA đầu tiên là với Trung Quốc ký vào ngày 24 tháng 6 năm 2003, mặc dù ở trong STA này không có thành phần dịch vụ. Sau đó Thái Lan đã ký FTA bao gồm các dịch vụ với Australia (5 tháng 7 năm 2004), New Zealand (19 tháng 4 năm 2005), Nhật Bản (3 tháng 4 năm 2007), Peru (18 tháng 11 năm 2010) và Chile (4 tháng 10 năm 2013). Thái Lan đang đàm phán với Sáng kiến vịnh Bengal về hợp tác kinh tế kỹ thuật đa ngành (BIMSTEC) và Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA) cũng như 5 quốc gia khác là Bahrain, Canada, Ấn Độ, Pakistan và Hoa Kỳ. Nghiên cứu sơ bộ cũng đang được tiến hành để tìm hiểu khả năng có thể cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ.

Việt Nam đã ký các FTA song phương với Nhật Bản vào ngày 25 tháng 12 năm 2008, Hàn Quốc vào ngày 11 tháng 11 năm 2011 và với EEU (Liên hiệp Kinh tế Á-Âu) vào ngày 29 tháng 5 năm 2015 cũng như kết thúc các cuộc đàm phán với Liên minh Châu Âu vào ngày 2 tháng 12 năm 2015. Việt Nam cũng là thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngoài ra, Việt Nam đã tiến hành đàm phán FTA với Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA) và Israel.

HH