Thành tựu của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (Phần 2)
Đời sống xã hội - Ngày đăng : 21:31, 12/09/2017
Một tương lai bền vững cho ASEAN
Các biện pháp và sáng kiến cụ thể đang được đẩy mạnh để đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển và giữ môi trường bền vững. Kế hoạch hành động chiến lược của ASEAN về môi trường (ASPEN) đang được xây dựng như một hướng dẫn toàn diện cho hợp tác trong ASEAN về môi trường đến năm 2025. Báo cáo về Môi trường của các nước ASEAN lần thứ 5 (SOER5) đang trong quá trình hoàn thiện nhằm phản ảnh môi trường ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa và triển vọng của nó trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Nhận thức được tác động và quy mô của các đám mây khói bụi xuyên biên giới trong ASEAN, khu vực này đã đưa ra các cơ chế và chương trình phòng, giám sát và giảm thiểu hỏa hoạn theo Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới (AATHP) và dạt được mục tiêu không ô nhiễm mây trong ASEAN vào năm 2020. Lộ trình về Hợp tác ASEAN hướng tới kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới với các phương thức thực hiện nhằm đạt được một ASEAN không ô nhiễm khói bụi vào năm 2020 và Kế hoạch hành động Toàn diện về ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới sẽ đóng một vai trò quan trọng. Họ sẽ hợp tác và phối hợp để đảm bảo việc triển khai kịp thời và có hiệu quả các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ tái thiết, giảm nhẹ sói mòn đất và cháy rừng, và kiểm soát ô nhiễm khói.
ASEAN cũng đang tiến hành Nghiên cứu về tác động kinh tế, sức khoẻ và xã hội của mây khói bụi trong năm 2015 đối với khu vực ASEAN để đánh giá ảnh hưởng của mây khói bụi trong năm 2015 ở ASEAN và cho phép các quốc gia có cơ sở dữ liệu kinh tế, y tế và xã hội để hiểu được tác động của mây khói bụi xuyên biên giới.
Đẩy mạnh một ASEAN năng động
ASEAN đang hợp tác để xây dựng một cộng đồng sáng tạo và là một thành viên chủ động của cộng đồng toàn cầu. Các chương trình và hoạt động chính đã được thực hiện, bao gồm Lễ công nhận vận động viên Olympic và Paralympic của ASEAN vào ngày 30 tháng 11 năm 2016 tại Jakarta. Sự kiện này đã vinh danh tất cả vận động viên ASEAN tham gia Thế vận hội Olympic và Paralympic Rio 2016. Các chương trình thanh thiếu niên khác đang được thực hiện nhằm thúc đẩy sự tham gia của thanh niên, như Chương trình tình nguyện cẩu Thanh niên ASEAN (AYVP), Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo trẻ ASEAN, Nhóm Thanh niên tình nguyện nghề nghiệp của ASEAN và Sáng kiến các Nhà lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI).
ASEAN cũng tối đa hoá việc sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để tiếp cận với các dân tộc và nâng cao nhận thức về ASEAN. Các hoạt động như Tin tức trên kênh truyền hình ASEAN: Tích hợp, Thông tin và Truyền cảm hứng, và Tiếng nói của ASEAN: Vượt ra ngoài ranh giới của Đài truyền thanh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi các tin tức và các chương trình về các Thành viên ASEAN, truyền bá thông tin về ASEAN tới các đối tượng trong khu vực. Điều quan trọng được ưu tiên trong lĩnh vực thông tin ASEAN là chương trình xây dựng các phiên bản khác nhau nhằm phù hợp với sự tiếp nhận thông tin của các đối tượng thanh thiếu nhiên và tạo ra nội dung trên nền tảng truyền thông xã hội.
Trong lĩnh vực văn hoá, nhiều dự án đang được thực hiện để tăng cường sự hiểu biết văn hoá lẫn nhau giữa các dân tộc trong ASEAN. Các hoạt động này bao gồm Hội thảo về nghề dệt may của ASEAN, tập trung vào nghệ thuật làm batik thủ công phong phú được tìm thấy trên khắp khu vực, và dự án Học từ các nghệ nhân văn hóa (Learning from Cultural Experts), nơi các nghệ nhân truyền đạt kiến thức và kỹ năng làm batik và chơi đàn angklung (một loại nhạc cụ truyền thống làm từ tre) cho thế hệ trẻ tham gia.
Trong lĩnh vực lao động, nhiều sáng kiến đang được tiến hành để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động của ASEAN. Các cuộc thi về kỹ năng trong ASEAN diễn ta hai năm một lần Cuộc thi đã kết thúc ấn bản vào tháng 9 năm 2016 tại Serdang, Malaysia với 276 sinh viên Dạy nghề tham gia vào 23 lĩnh vực kỹ năng như hàn, điện tử, phần mềm và hệ thống mạng, công nghệ thiết kế đồ họa, dịch vụ nhà hàng, liệu pháp làm đẹp và robot di động. Cuộc thi và sự kiện phụ đã thu hút được 127.500 lượt khách.
Hợp tác ASEAN về Các vấn đề dịch vụ dân sự (ACCSM) vẫn tiếp tục có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy không chỉ dịch vụ dân sự có năng lực cao, năng động và dân chủ, mà còn là nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN. Điều này đạt được thông qua việc thực hiện các sáng kiến khác nhau trong Kế hoạch hoạt động ACCSM 2016-2020, ví dụ như Các Nhà lãnh đạo ASEAN trong Chương trình Quản trị và Quản lý Hành chính công được tổ chức vào tháng 10 năm 2016 tại Singapore. Ngoài ra, 10 Trung tâm Tài nguyên ASEAN đang cung cấp các chương trình xây dựng năng lực khác nhau để hỗ trợ năng lực, khả năng lãnh đạo, chất lượng cung cấp dịch vụ công cộng và cải cách dịch vụ công cộng.
Tăng cường hợp tác về xây dựng cộng đồng và các vấn đề có tính xuyên suốt
Để thúc đẩy hợp tác về các vấn đề có tính xuyên suốt và xây dựng cộng đồng, ASCC đã tích cực tham gia vào tất cả các cơ quan có liên quan trong ngành của mình tại các cuộc họp của Hội nghị Điều phối về Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (SOC-COM), Hội nghị điều phối ASEAN về Cộng đồng An ninh -Chính trị (ASCCO), và Ủy ban toàn diện về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (COW). Những nỗ lực điều phối này đã tạo ra một sự hiệp lực trong các lĩnh vực và trụ cột khác nhau. Ví dụ: việc thành lập Nhóm công tác về lồng ghép các quyền của người khuyết tật trong Cộng đồng ASEAN. Tổ công tác này là một cam kết chung của Ủy ban Liên Chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR), Hội nghị Cấp cao ASEAN về Phúc lợi xã hội và phát triển xã hội (SOMSWD) và Uỷ ban ASEAN về Khuyến khích và bảo vệ các quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC).
ASEAN cũng đã tiến hành các hoạt động tăng cường sự hiệp lực giữa Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc tại châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) và Ban thư ký ASEAN đang xây dựng một báo cáo chung về “Các sáng kiến bổ sung”, sẽ được công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 vào tháng 11 năm 2017. Sáng kiến “Văn hóa và bảo tồn”, chương trình nghị sự rộng rãi, nhằm mục đích bổ sung các Kế hoạch hoạt động của các bộ ngành ASCC (2016-2020) bằng một cách tiếp cận có tính tổ chức và có hệ thống hơn. Điều này thúc đẩy sự tôn trọng, khoan dung, văn hoá của hòa bình, nhân quyền và hợp pháp. Đồng thời, nó cũng góp phần ngăn ngừa các hình thức bạo lực khác nhau, bao gồm: chủ nghĩa cực đoan bạo lực, tội phạm, sử dụng ma túy và buôn người, cũng như bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
ASCC kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN
Các hoạt động của ASCC đang được hoan nghênh để kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN. Một số sáng kiến cao cấp đã được tổ chức trong năm nay. Các hội nghị này bao gồm Hội nghị Hội sinh viên đại học ASEAN lần thứ nhất, tổ chức tại Hiroshima và Tokyo vào ngày 14-20 tháng 3 năm 2017. Hội nghị đã tập hợp các nhà lãnh đạo sinh viên trên khắp ASEAN và Nhật Bản để trao đổi về chủ đề: Hòa bình và Lãnh đạo trẻ.
Các sự kiện đặc biệt và kỷ niệm khác cũng sẽ được tổ chức theo các ưu tiên của ASEAN như Hội nghị bàn tròn cấp cao lần thứ 7 về Bạo lực đối với trẻ em, Hội nghị ASEAN về dinh dưỡng và cho con bú bằng sữa mẹ (“Hakab Na” 1) năm 2017, Hội nghị cấp cao về Bảo trợ xã hội và Hội nghị về Y học cổ truyền - những thành tựu cơ bản của các nước thành viên ASEAN.
Thông điệp về tính đa văn hóa trong ASEAN sẽ được chuyển tải thông qua các chương trình biểu diện nghệ thuật đặc sắc của ASEAN. Đây là một trong những sự kiện văn hóa của khu vực nhằm kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN vào năm 2017.
Các hoạt động sẽ mang đến sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại – trên nền âm nhạc, khiêu vũ, và sân khấu đến từ khắp mọi miền trong khu vựci để truyền đi tinh thần, tính năng động, và sự phức hợp về văn hoá của ASEAN.
Kỷ niệm 50 năm ASEAN, ngành thông tin đã tổ chức Diễn đàn về Tối đa hoá các mạng truyền hình quốc gia ASEAN nhằm hỗ trợ hội nhập ASEAN và kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN vào tháng 1 năm 2017. DDwwocj điều hành bởi Chủ tịch Uỷ ban Văn hoá và Thông tin ASEAN (COCI), diễn đàn mở ra con đường hợp tác cho các đài truyền hình quốc gia trong việc thúc đẩy quảng bá hình ảnh của ASEAN trong dịp kỷ niệm vàng. COCI cũng đang chuẩn bị chương trình ASEAN @ 50: Các cột mốc lịch sử, một loạt các quảng cáo truyền hình được nhúng vào nhằm nhấn mạnh sự tiến trình phát triển lịch sử của ASEAN trong 50 năm qua và những sự kiện ASEAN quan trọng này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân ASEAN