Xây dựng Chính phủ kiến tạo, minh bạch: Bài toán điện tử hoá các giao dịch?

Xu hướng - Dự báo - Ngày đăng : 09:28, 02/08/2017

Năm 2016, chỉ số CPI của Việt Nam vẫn ở mức rất cao cho thấy Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm các nước có hoạt động tham nhũng nghiêm trọng. Lý do, Việt Nam vẫn chủ yếu giao dịch bằng tiền mặt, rất khó để quản lý thu nhập cá nhân cũng như kiểm soát tham nhũng. Việc chuyển đổi sang các giải pháp thanh toán điện tử là một xu hướng tất yếu, nhằm xây dựng một chính phủ kiến tạo, minh bạch.

VNPT giới thiệu phần mềm Hóa đơn điện tử VNPT Invoice với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo công bố của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (CPI) của Việt Nam năm 2016 là 33/100 điểm, đứng thứ 113/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Xét theo thang điểm từ 0 -100 của CPI, trong đó 0 là tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch, điểm số này cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng được cho là nghiêm trọng.

Các chuyên gia thế giới đều khuyên, để cải thiện tình hình, Việt Nam cần kiểm soát được các hoạt động “rửa tiền”. Đây là vấn nạn mà không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác cũng đang phải đối đầu.

Những quốc gia Bắc Âu, nơi có chỉ số Cảm nhận tham nhũng thấp đều là những nước rất phát triển hình thức giao dịch điện tử, thanh toán bằng thẻ, hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động “rửa tiền”. Như ở Phần Lan, kể từ năm 2013, một người dân Phần Lan thanh toán khoảng 450 giao dịch không bằng tiền mặt nhiều hơn bất kỳ quốc tịch nào khác.

Xu hướng thương mại điện tử, giao dịch điện tử đang phát triển rất mạnh trên toàn thế giới. Báo cáo về Thanh toán Toàn cầu ước tính khoảng 390 tỷ USD giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã được thực hiện vào năm 2012, tăng 9% từ năm 2013 và tăng 45% so với năm 2009. Năm 2013, trên 50% giao dịch tại trung Quốc vẫn là tiền mặt, nhưng năm 2014 giao dịch phi tiền mặt tại Trung Quốc đã tăng 37%.

Tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam cũng đã hợp thức hoá hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giảm tối đa các giao dịch trực tiếp nhằm kiểm soát, cũng như thu thuế dễ hơn. Trong cuộc họp báo quý I/2016, Cục trưởng Phòng chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ, ông Phạm Trọng Đạt cũng đã phải thừa nhận sở dĩ Việt Nam khó có thể kiểm soát được tham nhũng là do sử dụng tiền mặt.

Ngành ngân hàng tại Việt Nam đang tiến hành phát triển hệ thống thanh toán quốc gia theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, góp phần bảo đảm an toàn, hiệu quả và ổn định hệ thống tài chính quốc gia.

Tổng cục Thuế đang tìm kiếm các giải pháp tối ưu, sửa đổi, bổ sung quy định thu thuế hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, vừa bảo đảm ngân sách không thất thu, vừa khuyến khích hoạt động thương mại điện tử. Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng đã triển khai dịch vụ hóa đơn điện tử, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử đang gia tăng không ngừng tại Việt Nam. Mặt khác hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế thanh kiểm tra sẽ dễ dàng hơn và hạn chế được hành vi gian lận hóa đơn, trốn thuế của doanh nghiệp.

Tất cả đang vận động nhằm tạo một “hệ sinh thái” giao dịch điện tử lành mạnh, minh bạch hóa các hoạt động tài chính, từ đó kiến tạo một chính phủ minh bạch, hoạt động hiệu quả.

Hóa đơn điện tử đã được Bộ Tài chính, Tổng cục thuế chấp nhận và được quy định tại Thông tư 32/2091/TT-BTC và Thông tư số 64/2013/TT- BTC 15/05/2013. Tại Việt Nam, VNPT là đơn vị tiên phong triển khai dịch vụ hoá đơn điện tử rộng khắp trên cả nước từ tháng 10/2013. VNPT - Invoice là dịch vụ hoá đơn điện tử được khuyến khích và hỗ trợ tích cực từ cơ quan thuế nhằm đảm bảo dịch vụ đạt yêu cầu bảo mật tối đa và đầy đủ tính pháp lý. Dịch vụ hoá đơn điện tử này phù hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, nhất là các doanh nghiệp có quy mô phát hành chứng từ, hoá đơn hàng năm với số lượng lớn và thường xuyên như viễn thông, điện, nước, xăng dầu, ngân hàng, tín dụng, truyền hình, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hóa...

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ tại website http://hoadondientu-vnpt.vn; hotline: 18001260.

HL