Thương mại của Myanmar với các nước ASEAN đạt 9,6 tỷ USD
Hội nhập - Ngày đăng : 09:04, 27/07/2017
Theo đó, xuất khẩu của Myanmar đến các đối tác thương mại trong khu vực đạt 3,093 tỷ USD, trong khi nhập khẩu của Myanmar từ các nước này đạt 6,513 tỷ USD, con số này được Bộ Thương mại nước này công bố.Thái Lan đứng đầu danh sách 5 đối tác thương mại của Myanmar ở ASEAN với 4,277 tỷ USD trong năm tài chính 2016 – 2017, tiếp theo là Singapore với 2,967 tỷ USD, Malaysia với 980 triệu USD, Indonesia với 827 triệu USD, Việt Nam là 494 triệu USD và Phillipines là 56 triệu USD. Tuy nhiên, trao đổi thương mại với Brunei, Lào và Campuchia chưa đến 3 triệu USD.Theo các số liệu, thương mại của Myanmar với các quốc gia thành viên ASEAN là 10,432 tỷ USD trong năm tài chính 2015 - 2016, giảm từ 12,604 tỷ USD trong năm tài chính 2014 – 2015. Xuất khẩu của Myanmar sang các nước ASEAN gồm các sản phẩm nông nghiệp, hải sản, khai khoáng và các thành phẩm, trong khi nhập khẩu từ khu vực các sản phẩm khách hàng, điện tử, các nguyên liệu sản xuất, ô tô và phụ tùng và các hàng hóa đầu vào.

Ảnh minh họa
Theo Báo Công thương trung tuần tháng 2/2017, quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam - Myanmar đạt được nhiều kết quả khả quan. Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt 536 triệu USD (vượt mục tiêu 500 triệu), trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar ước đạt hơn 450 triệu USD. Những mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar gồm sản phẩm từ sắt thép, thép các loại, phương tiện vận tải và phụ tùng máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng. Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar cao su nguyên liệu, gỗ và lâm sản, nông sản, thủy sản.Cũng theo Báo Công thương, tại cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Thương mại Myanmar tháng 1/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng: Dư địa tăng trưởng thương mại song phương Việt Nam - Myanmar còn rất lớn. Theo đó, để thúc đẩy thương mại, hai nước đã thống nhất một loạt các biện pháp phát huy tiềm năng, thế mạnh về sản xuất, thương mại giữa hai nước.Cụ thể, tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại; phát huy vai trò của hành lang kinh tế Đông - Tây về tạo thuận lợi thương mại cũng như giảm chi phí vận tải hàng hóa đường bộ giữa hai nước; tiếp tục duy trì cơ chế họp Tiểu ban Hỗn hợp thương mại Việt Nam - Myanmar; phát huy vai trò và tác dụng cơ chế hợp tác 4 nước: Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar đối với tăng trưởng thương mại song phương cũng như đóng góp vào quá trình thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN.Đặc biệt, để thúc đẩy hoạt động thương mại hai nước trong thời gian tới, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Thương mại Myanmar hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu xi măng - mặt hàng Myanmar đang có nhu cầu lớn mà doanh nghiệp Việt Nam lại có thế mạnh; thu hẹp danh mục các mặt hàng yêu cầu giấy phép nhập khẩu (không tự động) khi xuất khẩu vào Myanmar, đặc biệt là quả thanh long.