APEC thúc đẩy xây dựng các tòa nhà chống biến đổi khí hậu
Kinh tế - Ngày đăng : 15:41, 23/07/2017
Điều này đang thúc đẩy APEC hành động bứt phá để phát triển tòa nhà thế hệ tiếp theo với mục tiêu chống lại sự biến đổi khi hậu.
Các tòa nhà chiếm khoảng một phần ba lượng năng lượng sử dụng và cũng thải ra một phần năm lượng khí thải carbon liên quan đến năng lượng trên toàn cầu. Với 80% trong số 3 tỷ người trong khu vực APEC dự báo sẽ sống và làm việc tại các thành phố trong 30 năm tới, hệ quả của việc các tòa nhà sử dụng năng lượng không hiệu quả sẽ làm tăng lên đáng kể chi phí năng lượng cho người tiêu dùng và tăng gấp ba lượng phát thải vào năm 2050.
Tiến sĩ Jyuung-Shiauu Chern, Trưởng bộ phận hướng dẫn thuộc Nhóm Công tác Năng lượng APEC giải thích: "Châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu trong xây dựng kiến trúc nhưng các tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng không theo kịp. Về tổng thể, chúng tôi quan tâm nhất đến sự gia tăng nhu cầu làm lạnh liên quan đến dia tăng nhiệt độ và sự phát triển nhanh trong khu vực."
"Chúng tôi đang tiến hành các bước mới để giúp các nền kinh tế thành viên trong APEC tối ưu hóa các tiêu chuẩn xây dựng địa phương cần thiết để đưa vào các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả hơn", tiến sĩ Chern nói tiếp. "Cải tiến các quy tắc này cuối cùng sẽ làm giảm chi phí năng lượng cho người dân và doanh nghiệp trong khi giải quyết vấn đề khí thải để chống lại sự thay đổi khí hậu."
Theo các quan chức năng lượng của APEC và các chuyên gia xây dựng bền vững từ khu vực tư nhân đã nhóm họp tại Singapore nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thì tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà ở các nền kinh tế phát triển trong nhiều trường hợp là không hiệu quả và lãng phí do tiếp tục sử dụng các công nghệ và tiêu chuẩn đã lạc hậu. Thêm vào mối quan ngại đó thì thực tế là việc xây dựng các dự án ở các nền kinh tế đang phát triển phần lớn lại khá phù hợp.
Giáo sư Peter Graham, Giám đốc Điều hành Mạng lưới Kết cấu Công trình Toàn cầu và Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển tiếp Đô thị tại Đại học Swinburne nói: "Có sự tương quan giữa nhu cầu năng lượng và tăng trưởng kinh tế, và giữa gia tăng diện tích mặt dàn với nhu cầu năng lượng. Những thay đổi đáng kể trong ngành xây dựng đang rất cần thiết và đòi hỏi rút ngắn khoảng cách tri thức và các biện pháp chính sách mạnh tay."
APEC đang cho phép hợp tác nhà nước - tư nhân để đánh giá những thách thức về hiệu quả xây dựng và tạo thuận lợi cho các giải pháp kỹ thuật nhằm kiềm chế tốc độ gia tăng nhu cầu năng lượng càng nhanh càng tốt. Điều này bao gồm cả việc xác định các lĩnh vực của thỏa thuận về hiệu quả năng lượng và các yêu cầu về năng lượng trong các văn bản về xây dựng đồng thời hỗ trợ việc triển khai trong khu vực.
Giáo sư Graham lưu ý: "Ngành xây dựng rất phân tán và phần lớn các hoạt động xây dựng đang được tiến hành bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Văn bản xây dựng có thể là nền tảng đổi mới để nâng cao yêu cầu về hiệu suất tối thiểu của một ngành công nghiệp mà nó rất hoạn chế về thời gian hoặc năng lực đổi mới."
"Các doanh nghiệp này chủ yếu là các công ty nhỏ và không có các đự án nghiên cứu phát triển (R&D) lớn hoặc ngân sách đào tạo. Họ phải làm việc kiếm tiền, "giáo sư Graham nói thêm. "Bằng cách áp dụng các phương pháp hay nhất trong văn bản phát triển xây dựng, chúng ta có thể cảnh báo trước về các yêu cầu hiệu suất mới sẽ được thiết lập. Sau đó chúng ta có thể đào tạo và chuẩn bị cho họ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn hiệu quả cao hơn ", ông kết luận.
Các quan chức năng lượng từ các nền kinh tế thành viên APEC sẽ gặp nhau tại Jakarta vào tháng 8 năm nay để có những bước tiếp theo nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng xây dựng thương mại và tại Honolulu vào tháng 9 tới để thúc đẩy phát triển xây dựng với mục tiêu gần như không cần năng lượng.