10 thành phố bị nhiễm mã độc nhiều nhất tại Mỹ
An toàn thông tin - Ngày đăng : 09:18, 28/01/2017
Nghiên cứu đã cho thấy tổng số lượng máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh bị nhiễm mã độc. Điều đáng ngạc nhiên đó là mỗi thiết bị nhiễm mã độc có trung bình từ 6 đến 24 mẩu mã độc được cài đặt.
Theo số liệu của Webroot,và số lượng thiết bị nhiễm mã độc là:
- Houston – 60,801
- Chicago – 49,147
- Phoenix – 42,983
- Denver – 39,711
- San Antonio – 39,646
- Dallas – 37,630
- Los Angeles – 34,050
- Las Vegas – 31,836
- Minneapolis, Minn. – 28,517
- Charlotte, N.C. – 27,092
Theo Cục Điều tra dân số Hoa Kỳ, nhóm 10 thành phố có dân số lớn nhất tại Mỹ theo thứ tự giảm dần về mật độ dân số là New York, San Francisco, Boston, Miami, Chicago, Philadelphia, Washington DC, Long Beach của bang California, Los Angeles và Seattle. Kết hợp với dữ liệu của Webroot có thể thấy có rất ít sự tương quan giữa mật độ dân số và số lượng thiết bị nhiễm mã độc tại các thành phố. Thực tế, trong số nhóm 10 thành phố bị nhiễm mã độc nhiều nhất chỉ có Los Angeles là nằm trong nhóm các thành phố có dân số lớn nhất.
David Dufour, Giám đốc kỹ thuật cấp cao tại Webroot cho biết: “Danh sách các thành phố bị nhiễm mã độc nhiều nhất tại Mỹ của chúng tôi cho thấy tội phạm mạng không có ưu tiên về địa lý,”. “Cho dù bạn sống ở một thành phố lớn hay một thị trấn nhỏ, từ bờ biển phía đông sang bờ biển phía tây, bạn đều có thể dễ trở thành nạn nhân của mã độc. Điều quan tâm đối với tất cả mọi người là sử dụng một giải pháp bảo mật trên thiết bị cá nhân của họ, và để đảm bảo rằng tất cả các phần mềm bảo mật được cập nhật liên tục", ông cho biết thêm.
Những gì bạn có thể làm để đảm bảo an toàn?
Để đảm bảo các thiết bị cá nhân và dữ liệu được an toàn, các chuyên gia bảo mật của Webroot khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các chiến lược bảo mật đơn giản nhưng rất hiệu quả sau:
- Mua và triển khai một giải pháp bảo mật hàng đầu: Hãy tìm các giải pháp an ninh mạng có khả năng bảo vệ liên tục thông tin cá nhân mà không chiếm nhiều dung lượng ổ đĩa hoặc không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
- Thường xuyên cập nhật phần mềm bảo mật của bạn: Hãy chắc chắn rằng tất cả các phần mềm bảo mật được cập nhật phiên bản mới nhất.
- Tránh sử dụng Wi-Fi công cộng miễn phí: Hiện nay, tội phạm mạng đang tạo ra các mạng tùy biến (ad-hoc) giống như Internet miễn phí, nhưng thực chất là để khởi động một tấn công “man in the middle”. Do đó, cách tốt nhất là sử dụng các mạng an toàn khi bạn ra ngoài hay di chuyển.
- Sử dụng mật khẩu: Khóa các thiết bị di động để đảm bảo dữ liệu an toàn.
-Truy cập các trang web, các URL và sử dụng các ứng dụng được khuyến cáo và đánh giá tốt.
- Lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trên đám mây: Nói chung, mã độc tống tiền (ransomware) chỉ là mã hóa các tập tin được lưu trữ cục bộ trên hệ thống của người dùng. Do đó, dữ liệu được lưu trữ trên đám mây thường có thể được an toàn hơn so với lưu trữ trên mạng gia đình của bạn.