Hình ảnh bình gốm Chu Đậu trên mẫu tem bưu chính phát hành chung Việt Nam – Bồ Đào Nha
Diễn đàn - Ngày đăng : 16:34, 07/12/2016
Trên khắp các vùng miền của mảnh đất hình chữ S thân yêu, chúng ta luôn bắt gặp các làng nghề truyền thống; người dân Việt Nam với sự thông minh, cần cù và khéo léo đã biết tạo tác ra vô số các sản phẩm, mà sau này có thể nói là sản vật của các vùng miền; đó là lụa Vạn Phúc Hà Đông, là gốm Thổ Hà ở Bắc Giang, là gốm Bát Tràng ở Hà Nội, là gỗ Đồng Kỵ nổi danh xứ Kinh Bắc … Với hơn 2000 làng nghề truyền thống của nhiều các loại hình sản phẩm, chúng ta thật thiếu sót nếu không nhắc đến đồ gốm của vùng Chu Đậu, mà chiếc bình gốm xuất phát từ vùng này đã được trưng bày tại bảo tàng Topkapi tại thủ đô của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ như quốc bảo.
Gốm Chu Đậu-Mỹ Xá, còn được biết đến là gốm Chu Đậu, là gốm sứ cổ truyền Việt Nam đã được sản xuất tại vùng mà nay thuộc làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá, thuộc các xã Minh Tân (làng Mỹ Xá) và Thái Tân (làng Chu Đậu), huyện Nam Sách, tỉnh Hải Hưng (Hải Dương ngày nay). Tuy nhiên, gốm Chu Đâu tại Việt Nam ít người biết đến cho đến khi có sự việc ông Makoto Anabuki - cán bộ ngoại giao Nhật Bản tại Tokyo nhờ tìm hiểu về xuất xứ chiếc bình gốm hoa lam tại Bảo tàng Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) do ông nghi ngờ đây là bình gốm Việt Nam chứ không phải là Trung Quốc và sự việc khảo sát và khai quật con tàu đắm ở Cù lao Chàm (Quảng Nam).
Năm 1997, trong quá trình khảo sát và khai quật con tàu đắm ở Cù lao Chàm (Quảng Nam) của người Bồ Đào Nha. Đó là cuộc khai quật tốn tiền nhất từ trước đến nay (hơn 6 triệu USD), kéo dài nhất (trong bốn năm), huy động nhiều nhà nghiên cứu nhất (chừng 40 nhà nghiên cứu trong và ngoài nước), dùng những thiết bị tối tân và hiện đại nhất, khai quật ở độ sâu nhất (hơn 70m) và số lượng hiện vật nhiều nhất (hơn 240.000 trong đó có nhiều bát, đĩa, hộp, lọ, bình, ang là gốm Chu Đậu), trong đó có nhiều tuyệt tác độc bản như chiếc bình gốm vẽ hình bốn con thiên nga trong bốn tư thế khác nhau, cao 56,5cm, trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong số 779 hiện vật độc bản trong con tàu đắm, được xem là tinh hoa của làng gốm Chu Đậu ở thế kỷ XV cả về mỹ thuật lẫn kỹ thuật.
Sau năm 1975, đội ngũ đông đảo dân vạn đò trên sông Hương của Huế đã trục vớt được rất nhiều những hiện vật gốm vẽ lam, trắng ngà phong cách đáy màu sôcôla nhưng không ai biết xuất xứ. Mãi cho đến khi có kết quả các cuộc khai quật khảo cổ ở Nam Sách (Hải Dương) và con tàu đắm Cù Lao Chàm thì mới biết đây là gốm Chu Đậu Có rất nhiều đồ gốm nước ngoài, từ Hán, Đường, Minh, Thanh xuất xứ từ Trung Quốc, hay gốm Thái Lan, Nhật Bản và các nước phương Tây giai đoạn trung đại... Nhưng chiếm số lượng nhiều bậc nhất trong bộ sưu tập vẫn là những bình vôi, chén, đĩa thuộc dòng gốm Chu Đậu. Hiện nay bộ sưu tập này do nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan sở hữu tại nhà riêng 28/5 Cao Bá Quát.
Gốm Chu Đậu là dòng gốm nổi tiếng vì màu men và họa tiết thuần Việt. Nó đã từng xuất khẩu sang nhiều nước. Từ cuối thế kỷ XIV đến cuối đầu thế kỷ XVII, gốm Chu Đậu cùng với những dòng gốm khác của Việt Nam đã có một vị thế quan trọng trong thị trường gốm sứ ở Nhật Bản và ở các nước Đông Nam Á hải đảo đương thời, bằng chứng là sự hiện diện của vô số hiện vật gốm Chu Đậu trong các di chỉ khảo cổ học và trong các con tàu đắm được phát hiện ở Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm qua: Malaysia có 9 di chỉ, Brunei có 2 di chỉ, Philippines có 10 di chỉ, Indonesia có 11 di chỉ và Nhật Bản có 30 di chỉ khảo cổ.
Với vẻ đẹp tinh xảo, hoa văn thuần Việt, cùng với giá trị lịch sử lâu đời của một sản phẩm cổ truyền, lại có mẫu vật được trưng bày tại bảo tàng lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ, mà nhân kỷ niệm 500 năm giao thương giữa Việt Nam – Bồ Đào Nha, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hành bộ tem chung giữa hai quốc gia, sau đó là lễ phát hành đặc biệt được tổ chức đồng thời tại Hội An – Việt Nam và thành phố Lisbon – Thổ Nhĩ Kỳ.
Dưới đây là hình ảnh hai mẫu tem trong bộ tem