Quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại EU- ASEAN

Diễn đàn - Ngày đăng : 10:36, 20/09/2016

EU đang tích cực tham gia với các nước ASEAN trong việc mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư, và hoạt động này đã gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua.

EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN (sau Trung Quốc). Trong khi đó các nước ASEAN, như một thể thống nhất, là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU bên ngoài châu Âu (sau Mỹ và Trung Quốc) với thương mại song phương trong hàng hóa và dịch vụ đạt 246.6 tỷ € trong năm 2014.

Hiện nay, EU là nhà đầu tư lớn nhất trong các nền kinh tế ASEAN. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của vào ASEAN là 131,6 tỷ € chiếm 22 % tổng vốn đầu tư của khu - gần một phần tư tổng số vốn FDI. Các công ty EU đã và đang đầu tư trung bình 12 tỷ € /năm vào khu vực kể từ năm 2004, gấp bảy lần đầu tư của Mỹ, và gấp hai lần đầu tư của Trung Quốc vào khu vực. Thực tế, trong năm 2014, đầu tư của EU vào ASEAN lbằng tổng đầu từ của Mỹ và Nhật Bản gộp lại.

ASEAN là một thị trường đang phát triển. Xét từ góc độ ASEAN là một nền kinh tế duy nhất, thì đây là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng trung bình hàng năm là 5,5 %, và một thị trường có dân số hơn 625 triệu người, ASEAN đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới. Vì thế, EU kỳ vọng vào việc mở rộng xuất khẩu sang thị trường ASEAN, và sau đó là khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tiềm năng xuất khẩu của ASEAN đang ngày càng tăng. Trong thập kỷ qua, EU nhập khẩu từ các nước ASEAN đã tăng hơn 40 % và EU xuất khẩu sang ASEAN tăng hơn 80 %. Hàng xuất khẩu chủ yếu của EU sang ASEAN là máy móc và thiết bị vận chuyển, sản phẩm hóa chất và kim loại cơ bản. Xuất khẩu chủ yếu của ASEAN sang EU bao gồm hàng dệt may, hóa chất, thiết bị điện tử và các phụ kiện, hàng tiêu dùng.

Nhằm thiết lập các mối quan hệ thương mại chặt chẽ có lợi cho 1,1 tỷ người của cả hai khu vực, hợp tác kinh tế được đẩy mạnh thông qua:

  • Đối thoại cấp Bộ trưởng ASEAN-EU,  trong đó bao gồm các cuộc thảo luận về thương mại- đầu tư và các vấn đề liên quan.
  • Hội nghị Cấp cao về Kinh doanh ASEAN-EU, diễn ra một cách thường xuyên và tập hợp các nhà lãnh đạo kinh doanh và những người hoạch định chính sách cùng họp lại.
  • Đàm phán các Hiệp định thương mại tự do với khu vực.

Về các cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực -tới- khu vực (region-to-region) đầy tham vọng, thực tế nó đã được bắt đầu vào năm 2007, nhưng  bị dừng lại vào năm 2009 do không đạt được những kết quả mong muốn. Trong khi một thỏa thuận chung cho cả 2 khu vực vẫn đang là mục tiêu cuối cùng của đàm phán EU-ASEAN thì, trong khi chờ đợị, EU đã tiến hành  đàm phán FTA với từng nước thành viên của ASEAN. Đến nay, Singapore đàm phán xong và ký FTA với EU (năm 2013), và EU đã đàm phám xong với Việt Nam (năm 2015).

Các cuộc đàm phán đã tiến hành với Malaysia vào năm 2010, và Thái Lan trong năm 2013, nhưng hiện đang chưa kết thúc.  Ngoài ra, đàm phán Hiệp định bảo hộ đầu tư với Myanmar đã được tiến hành từ năm 2014, với Philippines là năm 2015.

Kết quả của các cuộc thảo luận sơ bộ, chuẩn bị cho một Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) với Indonesia đã được EU công bố vào tháng 4/2016. Điều này sẽ mở đường cho sự ra mắt chính thức của các cuộc đàm phán CEPA .

Campuchia và Lào thuộc các chương trình “Tất cả mọi thứ trừ vũ khí” của EU (EBA). Theo đó  tất cả hàng xuất khẩu của họ đều miễn thuế và không hạn ngạch vào thị trường châu Âu, ngoại trừ vũ khí.

Ủy ban châu Âu cũng sẽ được sự ủy nhiệm của các nước EU để đàm phán cho một thỏa thuận đầy tham vọng về vận chuyển hàng không với ASEAN.

HH