Tại sao Việt Nam là quốc gia gia công CNTT hấp dẫn?
Diễn đàn - Ngày đăng : 14:23, 22/08/2016
Tài năng kỹ thuật, tỷ lệ duy trì và cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại của Việt Nam đã thu hút các tập đoàn như IBM, Microsoft và Intel thiết lập các hoạt động tại đây. Khi việc mở rộng quy mô trung tâm dịch vụ CNTT ở Ấn Độ và Trung Quốc là không thể thì tại Việt Nam, điều đó lại ngày càng hấp dẫn đối với các tổ chức CNTT nước ngoài đang loay hoay với vấn đề doanh thu cao và chi phí gia tăng trong việc sử dụng gia công từ bên ngoài.
CIO.com đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Kỹ thuật số và Phó Chủ tịch cấp cao Anna Frazzetto tại Harvey Nash, một chuyên gia kỳ cựu với hơn 10 năm kinh nghiệm về gia công CNTT tại Việt Nam.
CIO.com: Việt Nam vốn dĩ chỉ là sân chơi nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ CNTT toàn cầu. Vậy động lực nào đã thúc đẩy sự tăng trưởng của Việt Nam trong lĩnh vực gia công (outsourcing) CNTT trong những năm gần đây?
Anna Frazzetto: Bước ngoặt của Việt Nam bắt đầu khi họ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự tham gia của Việt Nam vào tổ chức này được xem là động lực chính cho sự tăng trưởng nói trên.
Hiển nhiên, luôn tồn tại mức độ căng thẳng nhất định khi làm việc với Việt Nam mà nói thẳng ra là cách thức mà các công ty phương Tây sẽ phải thích nghi trong môi trường ở đó. Nhưng, trên thực tế, chúng tôi không gặp phải rắc rối nào cả. Người Việt Nam có mong muốn rất mãnh liệt về việc hội nhập với thế giới và họ coi trọng các dòng tiền cũng như viện trợ tích cực vào đất nước họ.
CIO.com: Bà đã tham gia vào lĩnh vực gia công phần mềm tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua. Bà nhận định như thế nào về sự thay đổi trong suốt thời gian công tác?
Frazzetto: Harvey Nash đã hoạt động tại Việt Nam trong suốt 16 năm, và đã có nhiều sự thay đổi. Khi lần đầu tiên gia nhập công ty cách đây 11 năm và cũng là lần đầu tiên được nghe nói đến Việt Nam, tôi đã phản ứng: "Thật sao? Gia công phần mềm tại Việt Nam ư? Làm thế nào có thể làm được việc này?" Nhưng bây giờ, gia công phần mềm ở Việt Nam lại trở nên khá phổ biến. Đó là một sự thay đổi đáng kể. Tôi nghĩ,sự đi lên của đất nước này, sự tham gia của họ vào WTO, và tinh thần sẵn sàng hợp tác với các nước phương Tây là các yếu tố đóng vai trò quan trọng.
Một yếu tố khác là sự linh hoạt của Chính phủ trong việc cho phép các công ty như Harvey Nash hoạt động tại Việt Nam và trực tiếp làm việc với các trường đại học trong nước để cùng xây dựng nên các chương trình và thiết kế nên các nhóm nhân lực mà chúng tôi cần. Ngày nay, các quốc gia như Thái Lan và Campuchia cũng đang ra sức tìm kiếm các cơ hội gia công và nổi lên bằng các cách thức sáng tạo để thu hút các công ty khác đến với quốc gia của họ.
CIO.com: Năm ngoái, Gartner đã xếp hạng Việt Nam nằm vào top một trong năm vị trí hàng đầu cùng với Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và Malaysia. So với bốn điểm nóng vừa kể, Việt Nam có đặc trưng gì?
Frazzetto: Trung Quốc và đặc biệt là Ấn Độ rõ ràng là thánh địa của lĩnh vực gia công trong suốt hai thập kỷ qua. Hai quốc gia này đã trải qua tất cả các thách thức của lĩnh vực gia công ngoài. Nhưng hôm nay, thách thức lớn nhất mà họ gặp phải là duy trì đội ngũ nhân sự của mình vì văn hóa cho phép lao động của họ được nhập cư sang các nước khác để nâng cao sự nghiệp.
Nhưng điều đó lại không phải là trường hợp điển hình đối với Việt Nam. Ở Việt Nam, bạn không chỉ chu cấp cho gia đình của riêng bạn, mà còn là gia đình tương lai của bạn. Đó là văn hóa đặc thù của quốc gia này, đa số người dân Việt Nam đều mong muốn ở lại đất nước họ, được tham gia vào lĩnh vực CNTT trên cơ sở địa phương, và chu cấp cho các gia đình của họ. Đây là một sự khác biệt đáng kể và một lợi thế quan trọng cho môi trường gia công tại Việt Nam.
Kế đến cũng phải đề cập về mức độ tài năng kỹ thuật. Malaysia có năng lực kỹ thuật, nhưng dường như không có khả năng mở rộng tương tự như Việt Nam. Tại Malaysia, tôi thường nghe rằng các tổ chức thường phải tranh giành kịch liệt thì mới xây dựng được đội ngũ nhân sự đủ số lượng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ. Tôi tin rằng năng lực kỹ thuật của Việt Nam vượt trội hơn so với Philippines. Tuy nhiên, ở Philippines, tiếng Anh được sử dụng tốt hơn. Đây cũng là lý do tại sao người Philippines thường rất thành thạo trong các công việc về tổng đài điện thoại.
Việt Nam có một nền giáo dục đáng ngưỡng mộ với rất nhiều thành tích cao trong toán học và khoa học. Cả hai trường Đại học Hà Nội và Đại học TP.HCM đều cho ra đời rất nhiều tài năng tuyệt vời. Họ thậm chí còn có cả một sự kiện tương tự như Thế vận hội Olympics cho các nhà toán học, và chúng tôi rất tự hào khi có được một vài nhân sự mang huy chương làm việc cho chúng tôi.
CIO.com: Các công ty đang tìm kiếm nguồn cung ứng CNTT hoặc làm việc công nghệ ở Việt Nam thường là những kiểu công ty như thế nào?
Frazzetto: Gần đây, chúng tôi nghe nói Apple đang dự định sẽ mở một cơ sở R&D tại Việt Nam. Microsoft và IBM thì đang thực hiện rất tốt việc này. Tất cả các ông lớn đều đang thiết lập các cơ sở của họ tại đây. Nếu các công ty mang tầm tiêu chuẩn vàng trong năng lực kỹ thuật đang thiết lập cơ sở tại Việt Nam, thì họ đều sẽ nói nhiều về các tài năng kỹ thuật mà Việt Nam đang cung cấp.
Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi một doanh nghiệp nhỏ thuê gia công ngoài từ một công ty ở Ấn Độ hay Trung Quốc, họ sẽ giống như một con cá bảy màu bơi trong lòng đại dương. Nếu bạn chỉ cần 5 hay 10 người để làm một dự án, bạn sẽ khó có thể được đáp ứng ở các quốc gia khác. Nhưng với Việt Nam, bạn sẽ có được sự đáp ứng linh hoạt nhất cho nhu cầu của bạn.
CIO.com: Môi trường kinh doanh và đổi mới ở Việt Nam như thế nào?
Frazzetto: Tại Hoa Kỳ, hoạt động đầu tư thường nhắm vào những thứ như cáp quang, đi dây, hay kết nối vật lý liên quan đến băng thông và truyền thông. Nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam, họ sẽ bỏ qua các loại hình truyền thống như cơ sở hạ tầng mà trọng tâm tập trung vào các lĩnh vực tiên tiến hơn như công nghệ di động và không dây. Năng lực trong lĩnh vực công nghệ di động của Việt Nam cũng chính là một lợi thế lớn cho các công ty muốn thuê gia công ngoài để ý đến.
CIO.com: Hạn chế lớn nhất khi tìm nguồn cung ứng CNTT làm việc tại Việt Nam là gì?
Frazetto: Như đã đề cập, ngôn ngữ có thể là một trở ngại lớn. Tại Harvey Nash, chúng tôi có một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật để giúp thu hẹp khoảng cách về ngôn ngữ. Các nguồn lực đều được đào tạo tất cả các vai trò trong lĩnh vực kỹ thuật như các nhà phát triển, các nhà phân tích kinh doanh và các kiến trúc sư, nhưng không phải là nhà dịch vụ khách hàng hoặc nhà quản lý tài khoản. Các nguồn lực đều hỗ trợ cho việc giao tiếp. Một cách khác để chúng tôi phá bỏ rào cản ngôn ngữ là đảm bảo các vị trí nhân sự có thẩm quyền của chúng tôi đều là những người nói được tiếng Anh trôi chảy.
Nhưng, hãy nhớ rằng thách thức duy nhất chỉ liên quan đến kỹ năng nói. Nó không ảnh hưởng gì đến văn bản và tài liệu hướng dẫn. Kỹ năng viết tiếng Anh của nhân sự Việt Nam là rất tốt vì đây là ngôn ngữ thứ hai chính thức của Việt Nam.
Cuối cùng là thách thức về thời gian. Một số công ty vẫn còn lo ngại về sự khác biệt múi giờ nhưng điều này lại không là vấn đề gì to tát đối với nhân sự Việt Nam.
CIO.com: Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp của Mỹ đang và sẽ thuê gia công CNTT làm việc tại Việt Nam?
Frazzetto: Tôi nghĩ rằng nó sẽ làm tổn thương Trung Quốc bởi vì quốc gia này không phải là một phần của TPP. Mặt khác, nó cũng có thể ảnh hưởng đến bối cảnh chung do nhiều công công ty khác sẽ lựa chọn Việt Nam làm nơi gia công thuê ngoài của họ vì Việt Nam là một phần của TPP. Tôi nhìn thấy có một sự tác động tương tự như khi Việt Nam gia nhập vào Hiệp định Thương mại Thế giới về việc hỗ trợ và thúc đẩy kinh doanh một cách hợp tác nhiều hơn.
CIO.com: Lời khuyên của bà cho các công ty đang xem xét thuê gia công ngoài tại Việt Nam là gì?
Frazetto: Việt Nam thật sự độc đáo về tỷ lệ doanh thu thấp của chính họ. Vì vậy, việc hỗ trợ Việt Nam để giúp họ thấy rằng họ như một phần mở rộng tự nhiên của môi trường làm việc của thế giới là điều cần thiết.