Tiến trình triển khai 5G theo quan điểm của ZTE
Quốc tế - Ngày đăng : 17:31, 27/04/2016
5G khác hẳn các dịch vụ di động truyềnthống dùng cho cá nhân. Phần lớn lưu lượng sẽ phát sinh từ liên lạcngười-máy và máy-máy. Internet vạn vật (IoT) đặt ra các yêu cầu dịch vụ mới,các tiêu chuẩn và giải pháp sáng tạo. Trong đó, thách thức lớn nhất là hỗ trợmột số lượng lớn, lên tới hàng trăm tỷ thiết bị. Điều này có nghĩa làchi phí cho mỗi thiết bị đầu cuối sẽ phải thấp hơn nhiều so với các thiết bị diđộng. Việc tiêu thụ điện phải đủ thấp để các thiết bị có thể dùng pin mà không cần sạc trong nhiều năm.
Ngoài ra, vùng phủ sóng phải đủ mạnh đểcác thiết bị ở sâu trong các tầng hầm tòa nhà có thể kết nối vàomạng. Truyền dẫn không-trực giao dựa trên truy nhập (MUSA-Multi User Shared Access), một trongnhững công nghệ nền tảng mới cho IoT, cho phép nhiều người dùng đồng thời truycập vào mạng bằng cách sử dụng cùng một tài nguyên tần số. Truy cập có thểdựa trên kết nối, làm giảm đáng kể các chi phí kiểm soát cấp tài nguyên và chỉthị định dạng truyền tải. Tối ưu hóa báo hiệu điều khiển có thể làm giảmphần chèn báo hiệu khi có một lượng lớn các thiết bị kết nối vàomạng.
Thách thức khi triển khai 5G
Công nghệ truy nhập vô tuyến mới thế hệ tiếp theo phải đáp ứng nhiều nhu cầu sửdụng, kể cả băng rộng di động nâng cao, MTC (Machine-Type Communication: liên lạc máy) số đông, MTC thiếtyếu, như được xác định trong khuyến nghị ITU-R M.2083 ["Khung và mụctiêu tổng thể phát triển tương lai của IMT cho năm 2020 và xa hơn"]. Mộtkhung kỹ thuật được thiết kế cung cấp cơ chế đảm bảo tính tương thích là cầnthiết với việc xem xét đưa ra các tính năng 5G theo giai đoạn khi triển khaithương mại. Ví dụ, giai đoạn đầu, 5G nhắm mục tiêu triển khai thương mại vàonăm 2020 có các tính năng tập trung vào băng thông rộng di động nâng cao (eMBB - enhanced Mobile Broadband), trong khi giai đoạn sau hỗ trợ các tính năng bổ sung nhằm vào những triển khai thương mại sau năm 2020 để cải tiến eMBB hơn nữa và IoT.
Giao diện vô tuyến thống nhất được chuẩn hóa sẽ dẫn đến một thiết kế phổ quát cho mọiphổ tần và ứng dụng. Hơn nữa, sự liên kết toàn cầu và xây dựng phổ tầnIMT-2020, đặc biệt là ở các tần số trên dưới 6 GHz là cần thiết để thiết lập một hệsinh thái toàn cầu không chỉ mang lại lợi ích cho ngành viễn thông mà còn cảcho những ngành quan trọng khác trong xã hội.
Kết hợp cơ sở hạ tầng hiện có của nhàkhai thác một cách hiệu quả trong tiến trình triển khai 5G
Để bảo vệ đầu tư của mình, các nhà khaithác rất quan tâm về việc làm thế nào để phát triển 5G một cách thuận lợi. Hãng sản xuất thiết bị viễn thông ZTE có nhiều kinhnghiệm thực tế trong việc triển khai mạng và nâng cấp hệ thống. Ngoài việcnghiên cứu các tiêu chuẩn 5G, ZTE cũng đang tập trung vào các nhu cầu cấp thiếtcủa các nhà khai thác di động trong 3-5 năm tới, bắt đầu với giải pháp tiền 5G(Pre5G).
Pre5G có lợi thế của công nghệ 5G thựctế và cho phép người dùng 4G tận hưởng trải nghiệm như-5G ngay từ năm 2015, chophép các nhà khai thác di động sử dụng đầy đủ các cơ sở hạ tầng và phổ tần hiệncó của họ, và cải thiện chỉ tiêu mạng và tốc độ kết nối trung bình lên từ 4 đến 6lần. Vì vậy, các giải pháp Pre5G hiệu quả có thể giúp các nhà khai thác diđộng giải quyết sớm vấn đề tắc nghẽn lưu lượng của họ, trước năm 2020, và đảmbảo sự phát triển tốt của các ứng dụng di động và thậm chí cả IoT.
Trong Pre5G, có rất nhiều công nghệ chủchốt, chẳng hạn như MIMO số đông, Pre5G UDN (Untra-dense Network: mạng siêu mật độ) và MUSA, v.v..Những công nghệ này có thể giúp chúng ta giải quyết những thách thức tăngtrưởng nhanh chóng của lưu lượng trong khi phổ tần hạn chế, mật độ tế bào và vấn đềcan nhiễu, và tắc nghẽn mạng do số kết nối rất lớn.
Với quan điểm đó, để kết hợp các cơ sởhạ tầng hiện có vào lộ trình 5G của nhà khai thác, ZTE cho rằng cách thức sau đâycó thể là một lựa chọn tốt:
-Giai đoạn 1:triển khai cục bộ Pre5G và 5G RAN (Radio Access Network: Mạng truy nhập vô tuyến) ở các khu vực nhu cầu lưu lượng lớn, và truycập EPC (Evolved Packet Core: mạng lõi gói nâng cấp) của các mạng 4G hiện tại qua giao diện X1.
-Giai đoạn 2:dừng nâng cấp dung lượng 4G EPC và triển khai từng bước mạng lõi 5G, cùng vớicác trạm gốc mở rộng 4G / 5G mới phù hợp với mạng lõi 5G.
-Giai đoạn 3:triển khai 5G RAN và mạng lõi 5G trong toàn bộ phần còn lại của mạng sau khicác dịch vụ thông tin và loại hình dịch vụ khác tiếp tục tăng lên, các trạm gốc4G / 5G có thể được chuyển sang cho mạng lõi 5G.
Với ba giai đoạn này, mạng 4Gcó thể được nâng cấp lên 5G một cách hiệu quả.
Tổng hợp theo Telecomasia