Ra mắt Cộng đồng kinh tế ASEAN - Một dấu ấn lịch sử quan trọng
Hội nhập - Ngày đăng : 23:18, 30/12/2015
Bộtrưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho rằng sự kiện này là một mốclịch sử vô cùng quan trọng của tổ chức lâu đời này, cung cấp một môi trường ổnđịnh cho sự tăng trưởng kinh tế của Singapore cũng như tăng cường mối quan hệcon người với các nước ASEAN, khu vực có 625 triệu dân.
Cộngđồng ASEAN bao gồm 3 trụ cột, đó là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồngVăn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) và Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (ASPC).
Cộng đồng ASEAN hiện gồm có 10 nướcthành viên: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines,Singapore, Thái Lan và Việt Nam, trong đó 3 quốc gia có số lao động chiếm tỷ trọnghơn 70% là Indonesia (40%), Philippines (16%) và Việt Nam (15%). Khi Cộng đồngkinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập, ASEAN sẽ trở thành một thị trường đơnnhất, một không gian sản xuất chung để thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hànghóa, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khối.
ASEAN hiện là nền kinh tế lớn thứ 7 trênthế giới với tổng GDP khoảng 2,4 nghìn tỷ USD. GDP của nền kinh tế ASEANđược dự báo sẽ tăng từ 2,6 nghìn tỷ USD lên 4,7 nghìn tỷ USD vào năm 2020 và rấtcó thể trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030.
Vớimục đích giảm thuế và rỡ bỏ các rào cản thuế quan, AEC hướng tới việc đẩy mạnhcác hoạt động kinh tế trong khu vực và khuyến khích các nền kinh tế của 10 quốcgia thành viên trở nên hội nhập hơn. Các cam kết hiện tại gồm: Hiệp địnhthương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 2009; Hiệp định khung về thương mại dịch vụASEAN (AFAS) 1995; Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 2009; Các FTAASEAN 1 với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...
ÔngBalakrishnan nhận định: “Việc thành lập AEC sẽ góp phần quan trọng cho sự tăngtrưởng của khu vực cũng như tạo ra các cơ hội phát triển cho tất cả cácthành viên. Sự kiện này sẽ giúp người dân Singapore, đặc biệt là những ngườitrẻ, có thêm nhiều cơ hội để thành công”.