Gia nhập AEC: Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt

Diễn đàn - Ngày đăng : 23:10, 25/12/2015

Gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một bước đi chiến lược đúng đắn, mang lại lợi ích quan trọng và thiết thực cho Việt Nam. Đây là dấu mốc quan trọng, điểm đột phá đầu tiên trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.

Thựctrạng

AEC cơ bản sẽ trở thành một thị trường chung gồm khoảng600 triệu người tiêu dùng với tổng GDP gần 3.000 tỷ USD, một không gian sản xuấtthống nhất, giúp phát huy lợi thế chung của khu vực ASEAN. Hàng hóa, dịch vụ, vốn,công nghệ và lao động có tay nghề sẽ được tự do lưu chuyển trong ASEAN mà khôngchịu bất cứ hàng rào hay sự phân biệt đối xử nào giữa các thành viên.

Bên cạnh những cơ hội mở rộng, sự phấn khởi, hồ hởi củangười dân khi Cộng đồng ASEAN và 1 trong 3 trụ cột là Cộng đồng kinh tế ASEAN(gọi tắt là AEC) đã chính thức hình thành - mà Việt Nam là 1 trong 10 nướcthành viên, thì vẫn còn không ít băn khoăn, trăn trở về những khó khăn, tháchthức của nền kinh tế đất nước.

Nhìn lại quá trình Việt Nam tham gia vào ASEAN đến nay, cóthể thấy, ASEAN chính là cầu nối để Việt Nam hội nhập với thế giới. Trong quátrình đó, Việt Nam vừa đóng góp vào ASEAN về mặt kinh tế, vừa ngày càng pháttriển, vươn lên mạnh mẽ. Việt Nam đã đóng góp rất quan trọng vào tất cả cácchương trình phát triển kinh tế của ASEAN, trong đó phải nói đến sáng kiến củaViệt Nam về phát triển kinh tế vùng, miền được đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi vị trí của cácnước nghèo nhất trong khu vực. Theo các chuyên gia,những hạn chế trong sự pháttriển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay đó là dựa vào mô hình tăng trưởng cũ,dựa quá nhiều vào vốn, lao động giá rẻ, tài nguyên trong nước, do đó chất lượnghàng hóa thấp, mẫu mã chưa đa dạng, giá thành lại cao. Các doanh nghiệp lớn cósức mạnh hơn nhưng vẫn chưa phải là thật tốt, còn dựa vào nhiều yếu tố khôngmang tính cạnh tranh như cơ chế xin – cho, lợi dụng sự ưu đãi nhất định từnhững mối quan hệ nào đó. Khó khăn hơn cả là những doanh nghiệp vừa và nhỏ,không đủ khả năng về vốn, công nghệ, nhân lực, quản lý… Giữa Việt Nam và các nước ASEAN còn có sự chênh lệch về trìnhđộ phát triển và năng lực cạnh tranh. Để hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả,đóng góp chung vào xây dựng AEC, có tính cạnh tranh cao, Việt Nam cần có nhữngchính sách phù hợp để thu hẹp khoảng cách phát triển và nâng cao năng lực cạnhtranh hiệu quả hơn.Đi đôi với việc tháo gỡ những khó khăn ấy bằng thể chế, chính sách, cơ chế, sựhỗ trợ nào đó, thì cái quan trọng hơn là yêu cầu phải đạt tới chỉ số về môitrường kinh doanh. Môi trường kinh doanh hiện nay đòi hỏi càng ngày phải càngtheo kịp các nước hàng đầu trong ASEAN.

Và những thách thức

Sự chênh lệch lớnvề trình độ phát triển với các nước thành viên AEC

Sựchênh lệch về trình độ phát triển được coi là yếu tố chính cản trở sự hìnhthành thị trường chung ASEAN. Việt Nam cũng như các nước thành viên AEC sẽ phảixây dựng những chính sách khác nhau để cân bằng giữa cam kết xây dựng cộng đồngkinh tế chung và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trong nước.

Ngoài việc tuân thủ luật chơi chung và thực hiện cáccam kết, thỏa thuận chung của ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác, chúngta cần đầu tư nguồn lực và điều chỉnh chính sách, pháp luật phù hợp.

Năng lực cạnhtranh thấp

Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là môi trường cạnhtranh gay gắt hơn do hội nhập kinh tế khu vực mang lại, đặc biệt khi các quốcgia thành viên có đặc điểm sản xuất khá giống nhau, có những thế mạnh chungtrong nhiều lĩnh vực. Thực tế, năng lực cạnh tranhcủa khu vực doanh nghiệp còn thấp, thiếu những doanh nghiệp trong nước cóthương hiệu mạnh và có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn cầnđược cải thiện nhiều hơn nữa, liên quan đến nhiều nguyên nhân như hạn chế về hạtầng, bao gồm cả các yếu tố hạ tầng cứng (đường sá, cảng biển, năng lượng,…) vàhạ tầng mềm (hệ thống pháp lý, bộ máy hành chính…), hạn chế về nguồn nhân lực,tốc độ điều chỉnh cơ cấu kinh tế để lợi ích tăng trưởng kinh tế được phân bổ đồngđều hơn, hạn chế về nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dântrong việc ứng xử với quá trình hội nhập kinh tế.

Chất lượng,năng suất lao động thấp

Nếu như các doanh nghiệp Việt Nam có sự nhạy bén để nhanhchóng hòa nhập với cái mới, thì yếu tố nhân lực, con người lại chính là điểmyếu. Các tập đoàn, công ty lớn của Việt Nam cơ bản đều phải thuê nước ngoàiđiều hành, điều khiển, đặc biệt là các doanh nghiệp về bất động sản, khách sạn,các văn phòng cho thuê hạng sang…

Yếu tố con người không chỉ có đội ngũ quản lý, mà còn làngười lao động nói chung. Lao động Việt Nam đa phần còn yếu về trình độ taynghề, kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ, trong khi đây lại là những yêu cầuquan trọng khi Việt Nam gia nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN. Năng suất laođộng thấp cũng chính là một trong những thách thức lớn của Việt Nam khi hộinhập ngày càng sâu rộng.

Khi gia nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, sẽ có thêm ngàycàng nhiều tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài vào Việt Nam, do đó bên cạnhnâng cao năng lực quản trị, các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng tới việc hòavào các chuỗi giá trị trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, chúng ta hội nhập không chỉ với các nước Đông NamÁ nữa mà cả thế giới, cho nên các tập đoàn lớn rất quy mô, chuyên nghiệp, khihọ vào Việt Nam cũng cần các đối tác trong nước, đối tác mang tính chuỗi giátrị. Rõ ràng chúng ta phải có chiến lược để làm sao bắt kịp cũng như hợp tácvới các chuỗi giá trị toàn cầu thì sẽ bứt phá được.

Kết luận

Gia nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam có rất nhiềucơ hội để phát triển, nhưng muốn nắm bắt được cơ hội đó thì cần vượt qua đượcnhững thách thức, hạn chế, tồn tại. Để không bị thua ngay trên “sân nhà”, thìbên cạnh sự chủ động, tự hoàn thiện mình của đội ngũ quản lý doanh nghiệp vàngười lao động, cần có những cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm tạo môitrường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích sự sáng tạo, vươn lên của các doanhnghiệp, cũng như đào tạo đúng hướng để có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu củathị trường lao động mới.

Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, AEC sẽ đem lại nhiềucơ hội và lợi ích thiết thực cho nền kinh tế, đặc biệt là cho các doanh nghiệpViệt Nam nói riêng và doanh nghiệp ASEAN nói chung.

NB