Việt Nam và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Diễn đàn - Ngày đăng : 12:29, 23/12/2015

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước chúng ta đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoáthương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợpvới xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới vàđẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoáquan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồngquốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam luôn thực hiệnnhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển;chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế,chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốctế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trongcộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.Những kết quả đạt được trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đãthiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quanhệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùnglãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp địnhkhuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiềuHiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. 

Việt Nam đãthiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trựcHội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8;  nângquan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàndiện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quanhệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượngcác cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đạisứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chứcquốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa.

Vềhợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực vớicác tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹtiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh vàđưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khuvực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp táckinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhậpHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thươngmại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hànhđộng trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 ViệtNam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, ViệtNam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.

Hội nhập ngày càng sâu rộng, tham gia hầu hết các tổchức, định chế quốc tế và khu vực chủ yếu trên thế giới

Việt Nam là thành viêntham gia sáng lập và là một thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác Á-Âu(ASEM) năm 1996; Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-TháiBình Dương (APEC) vào năm 1998. Việt Nam đã được đánh giá là một trong nhữngthành viên năng động, đã có nhiều sáng kiến hợp tác và đóng góp tích cực chocác Diễn đàn hợp tác quốc tế quan trọng này.

Tháng 7/1995, Việt Namgia nhập ASEAN, dự kiện này được coi là một bước đột phá vềhành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngày22/11/2015, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thànhlập Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào ngày 31/12/2015.Việc tham gia ASEAN và thực hiện các cam kết nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN sẽđóng góp thiết thực cho việc góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định cảithiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh vàthu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, tiền đề giúp Việt Namtham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác. Trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam được đánh giálà một trong những quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cao nhất các biệnpháp xây dựng Cộng đồng. Năm năm qua, chúng ta đã vận động được thêm 38 trongtổng số 59 đối tác chính thức công nhận Việt Nam có quy chế kinh tế thị trường.Các hoạt động kinh tế đối ngoại đã đóng góp tích cực vào việc tái cơ cấu tổngthể nền kinh tế, đổi mới công nghệ, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩuhàng hóa và lao động, tăng cường thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch…

Việt Nam gia nhập Tổchức Thương mại lớn nhất toàn cầu WTO vào tháng 01/2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vàokinh tế thế giới. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cáchchính sách kinh tế, thương mại, đầu tư đồng bộ, theo hướng minh bạch và tự dohóa hơn, góp phần quan trọng cho vỉêc xây dựng một nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Phù hợp với xu hướngthiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới, tính đến nay, Việt Nam đãtham gia thiết lập 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nềnkinh tế trến thế giới, trong đó 6 FTA do ta chủ động tham gia ngoài khuôn khổnội khối ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN. (12 FTA Việt Nam đã tham gia gồm: WTO, TPP, Hiệp định thương mạitự do ASEAN (AFTA), ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Úc-New Zealand,ASEAN-Ấn Độ, Việt Nam-Chile, Việt Nam-Nhật Bản, Việt Nam-EU, Việt Nam-Liên minhkinh tế Á-Âu, Việt Nam-Hàn Quốc).

Bên cạnh đó, Việt Nam đãhoàn tất đàm phán để ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đâylà một Hiệp định được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện,có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thếkỷ 21. Việc tham gia vào Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam nắm bắt vàtận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại, đồngthời Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nóichung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng.

Những thành tựu trong việc tự do hoáthương mại và mở cửa thị trường

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế gần 30 năm qua đã mởra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tácsâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của ViệtNam trên trường quốc tế với một số tác động tích cực chủ yếu như sau:

- Tác động mạnh đến sự tăng trưởng,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, mởrộng thị trường trong một số lĩnh vực cụ thể như: công nghiệp, thương mại, cácngành dịch vụ…; thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơcấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theohướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạocó giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn; thúc đẩy thươngmại, tăng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển(ODA). Thờikỳ 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,42%, caohơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010.Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khigia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11%năm.

Đến năm 2011, theo số liệu của Tổngcục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng3 3,3% sovới kỷ lục đạt được trong năm 2010. Đồng thời,  mức nhập siêu của năm2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

-Góp phần “lan tỏa” tích cực trong nền kinh tế, nhất là tạo thêm việc làm, cácngành có tốc độ tăng việc làm cao nhất cũng là những ngành mở cửa nhanh hơnhoặc những ngành áp dụng công nghệ mới để cạnh tranh, tạo tài sản sản xuất vàhạ tầng như công nghệ chế tạo, xây dựng, tài chính ngân hàng, khoa học côngnghệ; tác động tích cực tới tiền lương và thu nhập của mọi tầng lớp cư dân,tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh (quốc gia, doanh nghiệpvà sản phẩm).

-Tiếp thu được khoa học - công nghệ mới và kỹ năng quản lý tiên tiến trên nhiềulĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, kỹ thuật, văn hóa - xã hội… góp phần đàotạo cho Việt Nam có được đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cả vềchuyên môn lẫn quản lý.

-Góp phần hoàn thiện thể chế trong nước trên góc độ: pháp luật và tổ chức bộmáy, cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo hiệu ứng tích cực thúcđẩy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hoàn thiện môitrường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nướcta trong dài hạn, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch,dễ dự đoán hơn và ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế..

- Cácdoanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuấtkhu vực, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tập trung nhiều hơnvào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trịgia tăng cao hơn (Năm 2015, công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lựcchính cho tăng trưởng GDP). Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thịtrường xuất khẩu đã tăng cao. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyểndịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á.

Trong khi đó, năm năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủcác cam kết trong Cộng đồng ASEAN, của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thựchiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mứcsâu hơn nhiều so với giai đoạn trước, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phảinỗ lực rất cao để tận dụng thời cơ, vượt qua những thách thức lớn trong quátrình hội nhập, để hội nhập quốc tế thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu phụcvụ phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm lợi ích tốicao của quốc gia – dân tộc.

H.H