Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông
Hội nhập - Ngày đăng : 21:13, 17/12/2015
Hiệpđịnh Thương mại tự do Việt Nam – EU là một hiệp định toàn diện, chất lượng rấtcao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó đã lưu ý đếnchênh lệch về trình độ phát triển. Đây sẽ là động lực thúc đẩy thương mại, đầutư, tăng trưởng kinh tế và giúp tạo thêm nhiều việc làm tại Việt Nam và EU.
Đối với lĩnh vực viễnthông, các cam kết về dịch vụ trong FTA ViệtNam – EU như sau:
- EUcam kết các dịch vụ viễn thông sau: CPC 7541(thuê các thiết bị viễn thông); CPC7542 (dịch vụ bán buôn các thiết bị đầu cuối viễn thông); CPC 7543 (dịch vụ kếtnối viễn thông); CPC 7544 (dịch vụ tư vấn viễn thông).
- ViệtNam cam kết những dịch vụ sau: CPC 7521 (dịch vụ thoại, dịch vụ fax); CPC 7522 (dịchvụ thuê kênh riêng); CPC 7523 (dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch riêng) và CPC7529 (dịch vụ fax)
Một số nghĩa vụ mới so vớiWTO đó là chuyển mạng giữ số, bảo mật thông tin, dùng chung hạ tầng, dịch vụthuê kênh, giải quyết tranh chấp,... Hiệp định này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiềucơ hội khi các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam gia nhập thịtrường thế giới, tuy nhiên kèm theo đó cũng là những thách thức mới.
Những cơ hộitiềm năng
- Mở rộng cơ hội tham gia thị trường trong nướccho các công ty mới
Vấn đề trungtâm của tự do hóa thị trường dịch vụ viễn thông là đảm bảo cạnh tranh. Gia nhậpWTO và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do trong đó có FTA Việt Nam –EU đồng nghĩa với việc Việt Nam cam kết một thị trường viễn thông trong nước cạnhtranh, mở rộng cơ hội cho cả khu vực tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài tham giavào thị trường. Thị trường viễn thông đang sôi động sẽ càng sôi động hơn khi cócàng nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực dịch vụ có nhiều tiềm năng lợinhuận này.
- Mở rộng thị trường EU đối với các công ty trongnước
Việc mở cửathị trường EU sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh của Việt Nam đầu tưsang một số nước có mức phát triển trung bình (trong số 27 nước EU) là nơi màcác doanh nghiệp có thể có khả năng cạnh tranh được. Các doanh nghiệp viễnthông Việt Nam thời gian qua đã có thời gian thử thách với việc đầu tư rangoài, chẳng hạn Viettel, doanh nghiệp viễn thông hàng đầu của Việt Nam đã bắtđầu xâm nhập thị trường khu vực, cụ thể là Cămpuchia, Lào và một số thị trườngkhác ở châu Phi và châu Mỹ La tinh.
- Đầu tư của EU bổ sung vốnvà công nghệ cho viễn thông Việt Nam
Với chiến lược hội nhập quốc tế từ rất sớm, các doanh nghiệp viễn thôngViệt Nam đã trưởng thành nhiều từ việc hợp tác với các công ty viễn thông nướcngoài từ đầu những năm 1990 đến nay thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh(BCC), ví dụ Telstra (Úc), Comvik (Thụy Điển), v.v. Thông qua các hợp đồng BCCnày, các doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập được hệ thống hạ tầng viễn thôngvào loại hiện đại trong khu vực và tích lũy được một lượng vốn đáng kể. Tuynhiên, để tiếp tục mở rộng mạng lưới dịch vụ viễn thông ra khắp cả nước, thựchiện chủ trương phổ cập dịch vụ thiết yếu, cũng như tiếp tục cải thiện mạng lướinhằm tăng cường hệ thống tích hợp các loại hình dịch vụ viễn thông khác nhau, hệthống mạng viễn thông và kinh nghiệm mà các doanh nghiệp Việt Nam đang sở hữulà chưa đủ. Do vậy, trong thời gian tới đầu tư nước ngoài từ EU với nhiều côngty viễn thông hàng đầu trên thế giới vẫn tiếp tục là cơ hội để các doanh nghiệpViệt Nam hợp tác, tận dụng tiềm lực vốn và công nghệ của họ.
- Chất lượng và giá dịch vụsẽ được cải thiện do môi trường cạnh tranh hơn
Ngành viễnthông đã chứng kiến sự cải thiện rõ rệt về chất lượng và giá dịch vụ viễn thôngnhờ thực hiện quá trình tự do hóa từ những năm 1990. Sắp tới, khi thị trường viễnthông tiếp tục có thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là các nhà cung cấpdịch vụ có uy tín trên thế giới, chất lượng và giá dịch vụ viễn thông sẽ đượctiếp tục cải thiện.
- Thực hiệncác cam kết trong Tài liệu Tham chiếu (Reference Paper) bao gồm cácnguyên tắc trong 6 lĩnh vực: đảm bảo cạnh tranh, kết nối, dịch vụ phổ cập, côngkhai hoá các tiêu chuẩn cấp phép, cơ quan quản lý độc lập, phân bố và sử dụngtài nguyên khan hiếm, sẽ tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh thực sự, đẩy mạnhsự phát triển lành mạnh của thị trường viễn thông.
Thách thức
Đó chính là sức ép cạnh tranh rất lớn từ các công ty nước ngoài đối vớicác doanh nghiệp trong nước. Việt Nam cam kết cho phép doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanhnghiệp Việt Nam với tỷ lệ sở hữu cho phép là 49% (có hạ tầng mạng) và 51%(không có hạ tầng mạng, sau 3 năm tăng lên 65%). Đây là mô hình hợp tác mà nhiềudoanh nghiệp nước ngoài đang thực hiện các dự án BCC với các đối tác Việt Nammong ước vì mô hình hợp tác BCC trước đây có nhiều hạn chế đối với phía đối tácnước ngoài. Do vậy, theo cam kết các dự án BCC trước đây được chuyển đổi sang hình thứcliên doanh khi được phép, cộng với các dự án liên doanh mới thì thực sựthị trường viễn thông trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từphía các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên,thách thức này cũng không phải là quá lớn với các doanh nghiệp trong nước vìtrong hơn thập kỷ vừa qua, thị trường viễn thông đã tạo ra một thị trường cạnhtranh nhất định và các doanh nghiệp trong nước cũng đã học được nhiều kinh nghiệmvà trưởng thành nhiều (cả về công nghệ và nguồn nhân lực) từ cuộc cạnh tranhnày. Do vậy các doanh nghiệp có thể đủ sức để chống chọi với các đối thủ từ EU.
Có thể thấy,tự do hóa thị trường viễn thông là cần thiết vì vai trò quan trọng của viễnthông đối với nền kinh tế như một đầu vào quan trọng cho các hoạt động kinh tế.Tự do hóa sẽ tạo cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng và nhờvậy nâng cao sức cạnh tranh các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, vì đây là ngành đặcthù, có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc phòng, do vậy, Việt Nam chỉ dừnglại ở mức cam kết liên doanh nước ngoài 50% đối với hạ tầng mạng và có thể nhiềuhơn (70%) đối với không hạ tầng mạng. Đối với các ngành dịch vụ giá trị giatăng (vì mức độ quan trọng đối với an ninh quốc phòng thấp hơn), mức độ tự dohóa cao hơn so với dịch vụ cơ bản. Việt Nam cũng đã yêu cầu EU mở cửa nhiều hơnthị trường viễn thông, để có thể tận dụng cơ hội thị trường ở các nước có mức độphát triển trung bình, còn tiềm năng để các doanh nghiệp viễn thông mạnh của ViệtNam xâm nhập (VNPT, Viettel).