Hiệp định FTA Việt Nam - EU và những tác động đến khu vực dịch vụ

Diễn đàn - Ngày đăng : 21:53, 15/12/2015

Việc ký kêt hiệp định thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ thúc đẩy đầu tư và cải tiến công nghệ, nhờ đó đẩy mạnh năng suất và tăng đầu ra trong nhiều ngành sản xuất. Khu vực dịch vụ theo kỳ vọng cũng mở rộng đáng kể nhờ FTA này, nhờ vậy góp phần làm tăng hiệu suất cho toàn bộ nền kinh tế.

CƠ HỘI

- Hệ thống pháp luật của khu vực dịchvụ minh bạch hơn

Điều khoảnIII trong GATS yêu cầu Minh bạch hoá các chính sách liên quan đến khu vực dịchvụ và yêu cầu nước thành viên phải thiết lập Điểm Hỏi đáp và Liên hệ (Enquiry and Contact Points) cung cấp thôngtin cần thiết liên quan đến dịch vụ cho các nước thành viên khác. Điều này sẽgiúp hệ thống pháp luật của khu vực dịch vụ minh bạch hơn, giúp các doanh nghiệpkhông phải có những "chi phí giao dịch" do thiếu sự minh bạch trongchính sách.

- Tác động tích cực của đầu tư từ EU

Sau khi gianhập WTO, Việt Nam mở cửa nhiều ngành dịch vụ đối với hiện diện thương mại(mode 3) dưới các hình thức đầu tư gián tiếp, trực tiếp (BCC, liên doanh, 100%vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh nước ngoài). Sau gia nhập khối lượng đầu tư nướcngoài vào Việt Nam trong khu vực dịch vụ đã lên tới gần 40 tỷ USD (trong hainăm 2008, 2009) gồm nhiều dự án về  kháchsạn, xây dựng, ngân hàng, phân phối, bất động sản, v.v. Khủng hoảng tài chínhtoàn cầu làm cho dòng đầu tư nước ngoài giảm xuống trong những năm gần đây, tuynhiên được dự đoán sẽ còn gia tăng mạnh hơn nữa sau khủng hoảng, khi các nhà đầutư bắt đầu quá trình phục hồi. Cùng với đầu tư nước ngoài gia tăng, chất lượngdịch vụ và giá cả dịch vụ sẽ được cải thiện, có lợi cho người tiêu dùng cũngnhư các ngành sử dụng dịch vụ trung gian. Việc đầu tư nước ngoài vào và môi trườngcạnh tranh hơn làm một số ngành dịch vụ phát triển khiến cho những ngành dịch vụkhác có liên quan cũng phát triển theo (chẳng hạn du lịch phát triển hơn nếucác ngành dịch vụ trung gian như ngân hàng, viễn thông hoặc các ngành có liênquan như khách sạn, phân phối được cải thiện).

Ngoài ra, sựcó mặt của các công ty xuyên quốc gia (TNC)từ EU với tiềm lực tài chính và các mối quan hệ khách hàng trên phạm vi toàn cầusẽ giúpkết nối nền kinh tế của Việt Nam với thế giới.Chẳng hạn, hãng bán buônnổi tiếng METRO của Đức đã giúp hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thịtrường các nước khác thông qua kênh phân phối của mình; các công ty nước ngoàiđầu tư vào các khu du lịch, nghỉ mát qua kênh khách hàng của mình sẽ đưa kháchdu lịch từ khắp nơi trên thế giới đến với Việt Nam

Bên cạnh đó,đầu tư nước ngoài với tiềm lực vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý sẽ vẫn tiếp tụcbổ sung cho nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới khi nền kinh tế này vẫnchưa có đủ tích lũy để có thể tự mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ cơ bản trêntoàn quốc.

Tuy nhiên vấnđề là liệu những ngành mà Việt Nam muốn thu hút đầu tư từ EU có thực sự hút đượcFDI vào hay không? Điều này liên quan đến việc giải quyết một loạt vấn đề đối vớiViệt Nam trong thời gian tới như:

hạ tầng cơsở trong nước còn yếu kém, giá dịch vụ hạ tầng cao, chất lượng thấp, do vậy khóhỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập hoạt động kinh doanh ở Việt Nam

nguồn nhânlực quản lý đủ năng lực còn thiếu trầm trọng.

môi trườngđầu tư còn chưa được hoàn thiện, chưa tạo điều kiện cho nhà đầu tư

- Doanh nghiệp trong nước có cơ hội mởrộng đầu tư ra EU

Với việc mở cửathị trường EU, thị trường dịch vụ EU sẽ mở cửa hơn đối với các doanh nghiệp dịchvụ của Việt Nam so với trước kia trên cơ sở bình đẳng với tất cả các doanh nghiệpdịch vụ của các nước thành viên khác. Sau một thời gian cọ xát trong môi trườngcạnh tranh trong nước, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ tích lũy đủ vốn, kinhnghiệm, bản lĩnh thương trường để có thể cạnh tranh tại thị trường các nướckhác. Trong thời gian qua đã có một số doanh nghiệp Việt Nam tiên phong mở đườngđầu tư sang các nước như Hoàng Anh Gia Lai mở Trung tâm thương mại tại Lào, đầutư kinh doanh khách sạn tại Thái Lan, Viettel đầu tư mạng viễn thông sangCămpuchia, Lào, BIDV mở chi nhánh ngân hàng tại Lào,v.v. Những bước đi ban đầunày sẽ khích lệ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục tự tin chinh phục các thịtrường dịch vụ EU, đặc biệt tại các nước có trình độ phát triển trung bình.

Sau khi EU mởcửa, thương mại, đầu tư và hợp tác lao động của Việt Nam với các nước của EU sẽđược tăng cường hơn nhiều so với trước. Sự mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu vớinhiều thị trường, sự có mặt của các nhà đầu tư của Việt Nam tại nhiều nướctrong EU, cũng như lực lượng xuất khẩu lao động đông đảo của Việt Nam tại nhiềuthị trường lao động trên các nước EU sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dịchvụ của Việt Nam triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ phong phú ra bênngoài biên giới để phục vụ trực tiếp các khách hàng Việt Nam như dịch vụ tàichính, viễn thông, phân phối, du lịch, v.v.

THÁCH THỨC

Bên cạnh nhữngcơ hội do việc mở cửa với EU mang lại, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhữngthách thức do cam kết mở cửa các ngành dịch vụ tạo ra.

- Thách thức trong sự phối hợp củacác cơ quan quản lý nhà nước về các ngành dịch vụ

Khu vực dịchvụ với 12 ngành và hơn 150 phân ngành do nhiều bộ ngành khác nhau quản lý, việcthực hiện yêu cầu Minh bạch hoá chính sách của GATS là một thách thức lớn đối vớiViệt Nam.

Các ngành dịchvụ có quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau rất chặt chẽ, do vậy chiến lược đối phócủa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam trước việc mở cửa cho dịch vụ và doanh nghiệpdịch vụ các nước khó có thể có hiệu quả nếu thiếu sự phối hợp giữa các ngành dịchvụ. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn thiếu một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa cácngành với nhau.

- Không còn vị trí độc quyền của cácdoanh nghiệp nhà nước

Cam kết WTO mởcửa đầu tư nước ngoài trong nhiều ngành (ngay khi gia nhập WTO hoặc thời gianquá độ 1-5 năm) theo các mức độ liên doanh, 100% vốn nước ngoài và chi nhánh đãphá bỏ vị thế độc quyền của nhiều Tổng công ty nhà nước. Yêu cầu của EU sẽ cònmạnh mẽ hơn nữa liên quan đến doanh nghiệp nhà nước. Thách thức đặt ra đối vớicác doanh nghiệp Việt Nam là cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh thế nào khiđã mất lợi thế độc quyền. Ví dụ, trong ngành viễn thông, VNPT sẽ phải cạnhtranh thế nào khi theo cam kết Điều khoản Tham chiếu WTO đối với dịch vụ Viễnthông, Việt Nam sẽ phải thiết lập một cơ quan quản lý độc lập quy định một cáchbình đẳng (giữa các doanh nghiệp) về vấn đề kết nối (interconnection), giá cả,và cấp phép. Vấn đề cơ quan quản lý độc lập (independent regulator) cũng được đặtra đối với các ngành dịch vụ khác. Đây là một thách thức vì hiện nay vẫn còn cơchế bộ chủ quản đối với các doanh nghiệp dịch vụ trực thuộc.

Việc mất vịthế độc quyền đồng nghĩa với việc khôngcòn trợ cấp chéo trong một số ngành dịch vụ (viễn thông, vận tải, ngânhàng), ảnh huởng đến chính sách công bằng xã hội trong việc cung cấp dịch vụ phổ cập. 

- Đầu tư EU có tính cạnh tranh hơn sẽchiếm thị phần của các doanh nghiệp trong nước

Các nhà đầutư EU sẽ tập trung vào những phân khúc thị trường có lợi nhuận cao như thành thị,khu công nghiệp, những người có thu nhập cao, những doanh nghiệp có tình hìnhtài chính lành mạnh. Do kém tính cạnh tranh hơn, những doanh nghiệp Việt Nam sẽphải nhường lại phân khúc lợi nhuận cao trên, chuyển sang phục vụ phân khúc lợinhuận thấp hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mình. Ví dụ, trong ngànhngân hàng, nợ xấu có thể tăng lên đối với các ngân hàng trong nước vì bị mất thịphần vào tay các ngân hàng EU, khách hàng các ngân hàng trong nước có xu hướngthuộc phân khúc không có tình hình tài chính lành mạnh như kinh nghiệm Trung quốccho thấy.

Ngoài ra, nếuchính sách cạnh tranh không tốt, sự bành trướng và thôn tính của các công ty EUtrên thị trường trong nước có thể tiến tới độc quyền hoặc độc quyền nhóm củacác công ty EU, hạn chế cho sự phát triển ngành. Kinh nghiệm của một số nướcChâu Mỹ La tinh và Châu Phi về ngành ngân hàng và dịch vụ công ích cho thấy rõhiện tượng này.

- Vấn đề Thông tin bất đối xứng củacác ngành dịch vụ trung gian và dịch vụ dựa vào tri thức (tài chính, y tế, giáodục, các dịch vụ chuyên môn)

Khi đầu tư EUthâm nhập thị trường trong nước trong một số lĩnh vực như ngân hàng, giáo dục,y tế, vận tải, dịch vụ chuyên môn (pháp lý, kiểm toán...) v.v., quy định trongnước cần phải như thế nào để đảm bảo những quy định về thận trọng tài chính (đốivới ngân hàng, tránh những hiện tượng như khủng hoảng tài chính châu Á, khủnghoảng toàn cầu 2008); quy định về an toàn đường biển (vận tải biển); quy định vềhành nghề luật sư, bác sỹ, giáo viên,... phù hợp với thông lệ quốc tế và đặcthù của Việt Nam.

Cơ hội xuấtkhẩu dịch vụ (xuất khẩu lao động trong các ngành dịch vụ như vận tải biển, côngnghệ phần mềm, y tế,...) sang các nước EU cũng phụ thuộc vào mức độ phù hợp củacác quy định trong nước về bằng cấp, chứng chỉ với các quy định của các nước nhậpkhẩu. Hiện nay vẫn còn những khác biệt giữa Việt Nam và các nước trong nhữngquy định này.

- Vấn đề việc làm của các doanh nghiệpcó khả năng bị phá sản

Việc mở cửa mộtsố ngành dịch vụ có thể sẽ tác động tiêu cực đến công ăn việc làm khi các doanhnghiệp Việt Nam phải đóng cửa, không cạnh tranh nổi với các công ty EU, chẳng hạnngành phân phối là ngành mà các nhà đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam lo lắngnhiều nhất về khả năng mất việc làm do sự đổ bộ của các nhà bán lẻ khổng lồ củaHoa Kỳ, EU và một số nước khác. Điều này đã xảy ra đối với thị trường Trung Quốckhi các nhà bán lẻ khổng lồ của thế giới xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường béo bởnày và có những tác động cạnh tranh rất lớn đến khu vực trong nước (phá sản, mấtviệc làm,…).

NB