Tận dụng Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á – Âu: Cần những bước đi cụ thể

Hội nhập - Ngày đăng : 22:07, 09/12/2015

Rõ ràng, việc ký kết Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á – Âu sẽ mở ra cơ hội “vàng” với các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Song, kèm theo đó là không ít thách thức . Bài toán đặt ra là làm sao để các doanh nghiệp nước ta khắc phục hạn chế và khai thác được tối đa lợi thế từ những điều khoản trong Hiệp định này?

Nhữngcon số khiêm tốn

Nhữngnăm qua các doanh nghiệp Việt Nam luôn xác định Nga và các nước thuộc Liên minhkinh tế Á - Âu là thị trường tiềm năng, song tỷ lệ xuất khẩu còn khá ít. Chođến nay, kim ngạch hai chiều Việt - Nga chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng kimngạch ngoại thương của Việt Nam. Mười một tháng đầu năm 2014, Việt Nam xuấtkhẩu sang Nga 1.587 triệu đô la Mỹ, chiếm 1,5 % tổng kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam. Nga xuất khẩu sang Việt Nam 818 triệu đô la Mỹ, chiếm 0,6% tổng kimngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nông lâm thủy sản Việt Nam thực sự không nhiều,trị giá chỉ xoay quanh 20% tổng kim ngạch xuất khẩu; phần vì sản lượng đã đếnngưỡng, phần vì vẫn chỉ xuất khẩu thô, sơ chế nên giá cả phụ thuộc vào một vàithị trường lân cận hoặc qua trung gian, lại đang bị doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài thâu tóm. Thủy sản còn dính tì vết về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xuấtkhẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga vẫn ít, năm 2013 chỉ 100 triệu đô la Mỹ, đếnnăm 2015 đã lên 205 triệu đô la Mỹ. Được vào tốp 10 nước dẫn đầu xuất khẩu thủysản vào Nga, nhưng thị phần của Việt Nam chỉ là 3,6% tổng nhập khẩu của thịtrường này. 602 doanh nghiệp thủy sản của ta đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào châuÂu, nhưng tính đến nay, chỉ có 25 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào liênminh, trong đó có bảy doanh nghiệp chuyên cá tra, bốn chuyên tôm, hai chuyênhải sản, bảy chuyên thủy sản khô,  năm chuyên surimi, chả cá và thủy sảnkhác.         

Xuất khẩu thủysản của Việt Nam vào Nga còn hạn chế

Nhữngbước đi cụ thể để phát triển thị trường

Thựctế, tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam sang Nga và các nước thuộc Liên minh kinh tế Á- Âu  còn hạn chế là do gặp phải vướngmắc về kiểm soát, kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của phía bạn. Mặc dùNga đã là thành viên đầy đủ của WTO, nhưng nước này vẫn áp dụng một số biệnpháp quản lý chất lượng nhập khẩu đặc thù. Nga không công nhận quy chuẩn củabất cứ thị trường nào mà vẫn áp dụng một số biện pháp kiểm soát vệ sinh an toànthực phẩm không phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Thực tế, doanhnghiệp Việt vẫn chưa được chấp nhận vì phía Liên minh kinh tế Á - Âu chưa tintưởng vào hệ thống kiểm tra, kiểm dịch của Việt Nam.

Mặtkhác, thanh toán trong buôn bán với Nga cũng không hoàn toàn như thông lệ quốctế. Khi mua hàng của Việt Nam, các doanh nghiệp Nga trả ngay 30%, còn lại trảchậm trong vòng 60 ngày sau khi nhận hàng, thậm chí phải chờ kết quả kiểm tramới trả nốt. Thiếu vốn lại rình rập rủi ro, nên một số doanh nghiệp Việt Namngại ngần mở rộng bán buôn với đối tác Nga. Hệthống siêu thị của Nga bao năm nay chưa mặn mà nhập khẩu hàng của Việt Nam.Tuyến vận tải, hệ thống giao nhận chưa được thiết lập đànghoàng.    

Chínhvì thế, để tận dụng tối đa những lợi thế mà Hiệp định mang lại, các doanhnghiệp Việt phải nghiên cứu kỹ các nội dung cụ thể của Hiệp định với từng dòngthuế của từng sản phẩm; đặc biệt, đối với ngành thủy sản, cần nghiên cứu quyđịnh về quy tắc xuất xứ, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượnghàng hóa, v.v... Đồng thời cần tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đadạng mẫu mã, chú trọng điều kiện thương mại, xây dựng, bảo vệ thương hiệu sảnphẩm, uy tín đơn vị. Các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại,chủ động chắp nối quan hệ với các nhà nhập khẩu, hệ thống siêu thị của liênminh; duy trì quan hệ với cơ quan đại diện thương mại của liên minh tại ViệtNam, liên hệ gửi chào hàng, nhờ môi giới bạn hàng...

Bêncạnh đó cần hoàn thiện hệ thống kho vận, giao nhận, vận tải trước hết giữa ViệtNam với Nga. Chú trọng những hàng khối lượng nhỏ nhưng giá trị gia tăng lớn,sản phẩm phục vụ lễ Tết, ngày hội, thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng người Việtnặng lòng với cố hương.

Ngânhàng thương mại Việt Nam cần mở rộng thỏa thuận với đồng nghiệp Nga về tíndụng, góp phần giải tỏa khúc mắc trong thanh toán. Việc huy động cộng đồngdoanh nghiệp Việt Nam định cư tại liên minh làm đại lý phân phối, gia công chếbiến sâu tại Nga bằng nguyên liệu, bán thành phẩm từ Việt Nam cũng rất cầnthiết, giúp đưa hàng vào các kênh phân phối, thẳng tới siêu thị của Nga.

H.H