FTA Việt Nam – EU: Thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa

Diễn đàn - Ngày đăng : 21:21, 01/12/2015

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA) được coi là hiệp định thế hệ mới, tạo ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa Việt Nam và 28 quốc gia thuộc liên minh châu Âu. Khác với nhiều hiệp định FTA giữa các nền kinh tế đang phát triển và phát triển, hiệp định FTA giữa EU và Việt Nam là một hiệp định đầy tiềm năng và tương đối toàn diện.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đãđược ký kết chính thức tại Brussels, Bỉ vào 21h tối nay (theo giờ Hà Nội) vớisự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Theo Bộ Công Thương, EU hiện là đối tác thương mại lớnthứ 2 và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạchthương mại hai chiều Việt Nam - EU đã tăng từ 17,75 tỷ đô la Mỹ vào năm 2010lên 36,8 tỷ đô la Mỹ năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng thương mại haichiều đạt 19,4 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó,xuất khẩu sang EU đạt 14,9 tỷ đô la và nhập khẩu từ EU đạt 4,5 tỷ đô la. Đặcđiểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sungrất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Các nhóm hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản.

Theo nội dung đã đạt được trong các vòng đàm phán, việc ký kết EVFTA sẽgiúp loại bỏ hơn 99% dòng thuế xuất khẩu từ Việt Nam sang EU và ngược lại,trong thời hạn từ 7 đến 10 năm. Hiệp định này sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu các sảnphẩm cốt lõi của Việt Nam sang một trong những khu vực kinh tế phát triển và cóyêu cầu chất lượng, kỹ thuật cao nhất thế giới. Ngoài xóa thuế quan,Việt Nam cũng sẽ gỡ hầu hết các loại thuế xuất khẩu. Việt Nam cũng sẽ mở cửathị trường cho EU, thông qua dỡ bỏ hoặc hạ bớt những hạn chế trong sản xuấtthực phẩm, đồ uống và phi thực phẩm.

Bên cạnh đó, Việt Nam và EU cũng nhất trí tăng cường các nguyêntắc về các hàng rào kỹ thuật trong Hiệp định Thương mại của WTO.

Đáng chú ý, Việt Nam đãđồng ý tuân thủ tốt hơn các tiêu chuẩn quốc tế về quy định và để tạo thuận lợicho thương mại đối với các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật.

Các bước để củng cố quyềnsở hữu trí tuệ bao gồm bảo vệ dữ liệu đã được cải thiện cho dược phẩm và mởrộng thời hạn bằng sáng chế nếu có sự chậm trễ trong cấp phép tiếp thị.

Chỉ dẫn địa lý cũng sẽđược công nhận và được bảo vệ cho các thực phẩm và đồ uống nhất định như rượuScotch Whisky cho châu Âu hoặc chè Mộc Thầu và cà phê Buôn Ma Thuột cho ViệtNam.

Theo đánh giá của cácchuyên gia kinh tế, một vấn đề quan trọng nhất của hiệp định này là giúp tự dohóa các hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam với công ty thuộc EU, tạo sân chơibình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, Hiệpđịnh cũng mở cửa các ngành dịch vụ bao gồm ngân hàng, dịch vụ môi trường, bảohiểm, vận tải biển và các dịch vụ bưu chính và chuyển phát nhanh.

Với tác động sâu rộng và toàn diện, EVFTA hứahẹn sẽ đem cơ hội lợi ích lớn về xuất khẩu cho Việt Nam. Đồng thời, Việt Namcũng sẽ có cơ hội tiếp cận thiết bị công nghệ sạch, hiện đại với giá hợp lí, cơhội phát triển giá trị chuỗi, tăng khả năng liên kết, cơ hội tiếp cận nguồn vốnvà đầu tư chất lượng, cơ hội cải cách thể chế theo chiều sâu. Tuy nhiên đi kèmtheo đó là những thách thức về quy tắc và thủ tục chứng nhận về xuất xứ. Ngoàira, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa sẽ là một áp lực lớn cho cácngành sản xuất của Việt Nam. Các vụ kiện thương mại sẽ tăng lên với tiêu chuẩn caovượt qua sức chịu đựng của doanh nghiệp, đặc biệt là của các nhóm dễ bị tổnthương như doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Để có thể tận dụng được lợi thế từ EVFTA,các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần có sự chuẩn bị tốt về giáo dục, đào tạo vàcải cách thể chế. Sự can thiệp quá nhiều, quá sâu và không đúng hướng của nhànước vào thị trường làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Doanhnghiệp nhà nước có động lực cạnh tranh yếu, làm thất thoát lớn về ngân sách.Chính vì thế, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để đa dạng hóa, tạo sứccạnh tranh cho khu vực này cũng như sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp là rấtcần thiết.

Nhằm đảm bảo tài sản công, vốn liếng được chi đầu tư hiệu quả, đồng thờidoanh nghiệp phải hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường,chuẩn bị đón thời cơ từ hiệp định này,Việt Nam cần chuẩn bị thông qua những cải cách thể chế kinh tế, tái cơ cấudoanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh...

Kể từ khi mở cửa cho nềnkinh tế toàn cầu vào đầu những năm 1990, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để nângcao hiệu quả của hoạt động đầu tư công. Bằng nhiều biện pháp, Chính phủ ViệtNam đang cố gắng và từng bước cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy những cảicách được thực hiện chậm, nhưng Việt Nam đã đi đúng hướng, mang lại nhiều kếtquả tích cực. Hiệp định FTA với EU được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trìnhnày, giúp cải thiện triển vọng cho đất nước.

D.Y