Ảnh hưởng của TPP đối với ngành thương mại điện tử
Hội nhập - Ngày đăng : 05:03, 27/11/2015
Nhữngcam kết chính về thương mại điện tử
Sau 5 năm, 12 nước tham gia đàm phán TPPđã đạt được thỏa thuận cuối cùng. Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giớinày sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong nhiều ngành kinh tế của các nước tham gia.Một trong những ngành chịutác động nhiều nhất từ TPP là công Công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể,trong tổng số 30 chương về các điều chỉnh thương mại cùng các vấn đề có liênquan đã dành ra hẳn 2 chương cho lĩnh vực viễn thông, thương mại điện tử. Cùngvới đó là hàng loạt các thay đổi có liên quan ở những chương khác.
Một trongnhững mục đích chính của chương Thương mại điện tử (TMĐT) trong TPP là hướngtới việc phát triển kinh tế số của các nước thành viên trong cộng đồng TPP. Đểđạt được mục tiêu đó, các nước TPP cam kết bảo đảm luồng thông tin và dữ liệumang tính toàn cầu được lưu chuyển một cách tự do, giúp phát triển nền kinh tếInternet và kỹ thuật số; đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nội địa củamỗi quốc gia dựa trên các nguyên tắc của Luật Mẫu trong TMĐT của Uỷ ban LuậtThương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL) năm 1996 và Công ước Chứng từđiện tử của Liên Hiệp Quốc năm 2005.
12nước tham gia TPP cũng thống nhất không ràngbuộc các công ty của các nước TPP phải xây dựngcác trung tâm dữ liệu như một điều kiện cần thiết để hoạt động trong thị trườngcủa nhau cũng như không yêu cầu phải có mã nguồn phần mềm khi cần chuyển giaohay truy cập.
Một thay đổi khác là vấnđề ưu đãi thuế quan. Theo TPP, các giao dịch điện tử không bị áp dụng thuếquan, đồng thời TPP cũng ngăn không cho phép các nước thành viên ưu đãi các nhàsản xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm truyền tin điện tử nội địa bằng cách áp dụngcác biện pháp mang tính phân biệt đối xử hay khóa, chặn hoàn toàn việc truyềntin.
Để bảo vệ người tiêu dùng, TPP duy trì các luật bảo vệ người tiêu dùngliên quan đến các hoạt động thương mại gian lận và lừa bịp trực tuyến và đảm bảorằng sự riêng tư và sự bảo vệ người tiêu dùng khác sẽ có hiệu lực tại các thịtrường TPP.Các quốcgia thành viên cũng được yêu cầu phải có các biện pháp để chấm dứt các tin nhắnthương mại điện tử được gửi đi không do yêu cầu.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử, TPP cũng khuyến khíchcác nước thành viên thúc đẩy thương mại không giấy tờ giữa các doanh nghiệp vàchính phủ, chẳng hạn như các mẫu khai thuế quan được đưa ra dưới dạng điện tử,cũng như cung cấp chứng minh xác thực và chữ ký điện tử cho các giao dịchthương mại.
Một số nghĩa vụ trong chương này phải phù hợp với các biệnpháp không tương thích của từng nước thành viên TPP. Tất cả 12nước TPP đồng ý phối hợp cùng nhau để hỗ trợ các doanhnghiệp vừa và nhỏ trong việc tận dụng lợi thế thương mại điện tử.
Những tác động đến ngành thương mại điện tử Việt Nam
Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập khôngchỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấnđề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanhnghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Theo các cam kết đã đưa ra, các nước thamgia Hiệp định TPP đồng ý xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình;xóa bỏ thuế xuất khẩu hoặc duy trì ở mức hạn chế, không mở rộng thêm thuế xuấtkhẩu trong tương lai. Chính vì thế, TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinhtế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Các doanh nghiệp Việt Nam cầntận dụng cơ hội này và sử dụng thật tốt công nghệ thông tin để hỗ trợ cho xuấtkhẩu của mình.
Hiện nay, TMĐT đang trở thành một công cụkhông thể thiếu đối với doanh nghiệp để mở rộng hoạt động kinh doanh và cácgiao dịch trực tuyến, giúp định hướng cho sự phát triển của sản phẩm và dịch vụmới của doanh nghiệp. Tính linh động và hiệu quả của TMĐT giúp hoạt động kinhdoanh của họ phát triển và trở nên cạnh tranh hơn so với đối thủ trong một môitrường kinh doanh quốc tế đầy thử thách. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sức mạnh của TMĐTngày càng có vai trò lớn, và họ đang dần chuyển công việc kinh doanh từ truyềnthống sang môi trường trực tuyến. Do đó, việc đẩy mạnh kênh bán hàng qua TMĐTsẽ được nhiều doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chútrọng hơn nhất là khi Hiệp định TPP chính thức được thông qua.
TMĐT có vaitrò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Với cơquan quản lý, TPP đòi hỏi các nước thành viên nói chung hoàn thiện hơn nữa hạtầng pháp lý nội địa nhằm đảm bảo TMĐT có một môi trường phát triển lành mạnh,hướng tới TMĐT xuyên biên giới trong cộng đồng TPP, từ đó, cùng nhau địnhhướng, xây dựng nền kinh tế số. Đối với Việt Nam, Luật Giao dịch điện tử,Nghị định về TMĐT và các văn bản hướng dẫn đều được xây dựng dựa trên cácnguyên tắc trong Luật Mẫu về TMĐT của UNCITRAL. Tuy nhiên, để hệ thống pháp lýtiếp tục được hoàn thiện, phù hợp với các cam kết song phương, đa phương cũngnhư xu hướng, thực tiễn phát triển của TMĐT Việt Nam, chúng ta cũng cầncân nhắc, xem xét về việc tham gia Công ước Chứng từ điện tử, tạo nền tảng giátrị pháp lý vững chắc cho chứng từ điện tử và triển khai sâu rộng trong các giaodịch giữa chính phủ và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy các dịch vụ hành chính côngtrực tuyến.
Bên cạnhđó, với TPP, các doanh nghiệp nước ngoài cũng dễ dàng gia nhập thị trường TMĐTViệt Nam. Đây được dự đoán sẽ tạo cú hích cho thị trường TMĐT Việt Nam trongthời gian tới. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đều có sự tham gia của cácdoanh nghiệp nước ngoài hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy, việctham gia của các doanh nghiệp không còn là yếu tố mới, mà được nhận định sẽ tạora một xu hướng vận động mới, thừa kế từ các thị trường TMĐT đã phát triển chínmuồi như Mỹ, Nhật Bản… Trong khi đó, việc ưu đãi thuế quan là cơ hội lớnđể cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cậnvới các sản phẩm nội dung số với ưu đãi thuế quan trong khuôn khổTPP. Việc phát triển, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nội dung số được dựđoán sẽ là một lĩnh vực thu hút sức sáng tạo của các bạn trẻ, đặc biệt các môhình khởi nghiệp.
Xuất khẩu phần mềm tăng trưởng nhờ TPP
Như vậycó thể nói Hiệp định TPP nói chung và chương 14 nói riêng sẽ giúp TMĐT của ViệtNam phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, sức ép cạnhtranh sẽ đè nặng lên vai các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các doanhnghiệp vừa và nhỏ khi họ sẽ rất khó cạnh tranh với các tên tuổi lớn ở nướcngoài. Chính vì thế, người dân cùng với các doanh nghiệp cần hiểu rõ TPP và cácđiều khoản của nó để kịp thời ứng phó với những thách thức của ngưỡng cửa hộinhập này.