Hội nhập quốc tế - Xu thế tất yếu của thời đại
Hội nhập - Ngày đăng : 21:36, 26/11/2015
Xu thế tất yếu
Hội nhập quốctế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữacon người. Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết vớinhau tạo thành cộng đồng. Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội vàcác quốc gia-dân tộc. Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thựcthể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới.
Sự ra đờivà phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trường quốcgia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây là động lực chủ yếuthúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nóichung.
Từ sau Chiến tranh thế giới II, đặc biệt là từ khi chấm dứt Chiếntranh lạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thế giới nhờhàng loạt tiến bộ nhanh chóng về khoa học-công nghệ, xu thế hòa bình-hợp tác,nỗ lực tự do hóa-mở cửa của các nước đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tếtrên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh tế, phát triển rất nhanh và trởthành một xu thế lớn của quan hệ quốc tế hiện đại. Quá trình này diễn ra trênnhiều cấp độ: song phương, đa phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàncầu. Mức độ hội nhập cũng ngày một sâu sắc hơn, bao quát toàn diện hơn. Hầu hếtmọi nước trên thế giới đã và đang tích cực tham gia vào quá trình này.
Trên cấp độ toàn cầu, ngay sau Chiến tranh thế giới II, Liên hiệpquốc và hàng loạt các tổ chức chuyên môn của Liên hiệp quốc, trong đó gồm nhiềuthiết chế thuộc hệ thống Bretton Woods (đặc biệt là Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngânhàng Thế giới), ra đời với số lượng thành viên gia nhập ngày một nhiều hơn, baoquát hầu hết các nước trên thế giới. Đây là một tổ chức hợp tác toàn diện, baoquát hầu hết mọi lĩnh vực và có quy mô toàn cầu. Trong một số lĩnh vực, Liênhiệp quốc đã có sự phát triển vượt lên trên sự hợp tác thông thường và có thểnói đã đạt đến trình độ ban đầu của hội nhập (lĩnh vực chính trị-an ninh, lĩnhvực nhân quyền, lĩnh vực tài chính). Trong lĩnh vực thương mại, tiến trình hộinhập toàn cầu được thúc đẩy với việc ra đời của một định chế đa phương đặc biệtquan trọng, đó Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), sau đó đượcnối tiếp bằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kể từ năm 1995. Hiện nay, 153quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia với tư cách thành viên chính thức của Tổchức này, khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Tronghơn một thập kỷ qua, WTO đã phát triển mạnh mẽ hệ thống “luật chơi” về thươngmại quốc tế, bao quát hầu hết các lĩnh vực của quan hệ kinh tế giữa các thànhviên như hàng hóa, dich vụ, nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt may,hàng rào kỹ thuật, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, trợ cấp và cácbiện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, xác định giá trị tính thuế hải quan,giám định hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quy tắc và thủ tục giải quyết tranhchấp… Các quy định cơ bản của WTO trở thành nền tảng của tất cả các thỏathuận kinh tế khu vực hay song phương trên thế giới hiện nay.
Ở cấp độ khu vực, quá trình hội nhập phát triển rất nhanh trongnhững thập niên 1960 và 1970, đặc biệt “nở rộ” từ thập niên 1990 trở lại đây.Hàng loạt tổ chức/thể chế khu vực đã ra đời ở khắp các châu lục. Hầu như khôngmột khu vực nào trên thế giới hiện nay không có các tổ chức/thể chế khu vực củariêng mình, ví dụ như APEC, ASEM, ASEAN, v.v…
Bên cạnh các cấp độ toàn cầu và khu vực, quá trình hội nhập giữacác nước còn được điều tiết bởi các hiệp định liên kết song phương, dưới dạnghiệp ước liên minh (chính trị, an ninh, quốc phòng), hiệp định đối tác toàndiện, hiệp định đối tác chiến lược, hiệp định kinh tế-thương mại (BFTA, BCU…).Từ cuối thập niên 1990 trở lại đây, xu hướng ký kết các hiệp định đối tác chiếnlược và hiệp định mậu dịch tự do (BFTA) phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Hầu hết cácnước đều đã ký hoặc đang trong quá trình đàm phán các BFTA. Thậm chí, có nướchiện đã ký hoặc đàm phán tới hàng chục hiệp định BFTA (Singapore, Thái Lan,Nhật, Úc…). Điều này được lý giải chủ yếu bởi bế tắc của vòng đàm phán Đôha vànhững ưu thế của BFTA so với các hiệp định đa phương (dễ đàm phán và nhanh đạtđược hơn; việc thực hiện cũng thuận lợi hơn).
Về phạm vi lĩnh vực và mức độ hội nhập, xem xét các thỏa thuậnliên kết khu vực và song phương trong thời gian gần đây, có thể thấy rất rõrằng các lĩnh vực hội nhập ngày càng được mở rộng hơn. Bên cạnh xu hướng đẩymạnh hội nhập kinh tế, các nước cũng quan tâm thúc đẩy hội nhập trong các lĩnhvực khác, đặc biệt là chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội. Tiến trình hội nhậptoàn diện trong EU đã đạt đến mức cao, biến tổ chức này trở thành một thực thểgần giống như một nhà nước liên bang. ASEAN cũng đang tiến hành mở rộng và làmsâu sắc tiến trình hội nhập khu vực một cách toàn diện hơn thông qua xây dựngCộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồngKinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Hàng loạt các hiệp định đối tác toàndiện hay đối tác chiến lược song phương được ký kết gần đây bao quát khá toàndiện các lĩnh vực hợp tác và liên kết giữa các bên. Nhìn chung, các hiệp địnhFTA mới toàn diện hơn và bao hàm cả những lĩnh vực “nhạy cảm” (ví dụ như muasắm chính phủ, cạnh tranh, lao động, môi trường, hàng rào kỹ thuật) thườngkhông được đề cập trong hầu hết các hiệp định FTA ký trước đây. Bên cạnh đó,các hiệp định FTA mới đưa ra các quy định về tự do hóa triệt để hơn, thể hiệnmức độ hội nhập cao hơn. Ví dụ, trong lĩnh vực hàng hóa, cắt giảm thuế quanmạnh hơn và sớm đưa về 0%, hạn chế tối đa số lượng các sản phẩm loại trừ.
Như vậy, hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặctrưng quan trọng của thế giới hiện nay. Không ít người khẳng định rằng chúng tađang sống trong thời đại toàn cầu hóa. Nói một cách khác, thời đại hội nhậptoàn cầu. Xu thế này chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớncấu trúc của hệ thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể và mối quan hệgiữa chúng.
Hội nhập quốc tế: Lợi ích và thách thức
Hội nhập quốc tế hiện là một xu thế tất yếu của thế giới. Sự lựachọn tất yếu này còn được quyết định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tếtạo ra cho các nước, bao gồm:
Thứ nhất, quá trình hộinhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tếquốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinhtế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quảvà năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồngthời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế.
Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nềnkhoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoahọc với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nướcngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.
Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếpcận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩmhàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnhtranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơhội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắttốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chínhsách phát triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa.
Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, vănminh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướngtới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền.
Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thíchhợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng nhưkhả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển.
Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế đểcác nước tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lựcvà nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vựcvà thế giới .
Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nócũng đặt các nước trước nhiều bất lợi và thách thức, trong đó đặc biệt là:
Một, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanhnghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậuquả về mặt kinh tế-xã hội.
Hai, hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thịtrường bên ngoài và, do vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước nhữngbiến động của thị trường quốc tế.
Ba, hội nhập không phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho cácnước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cáchgiàu-nghèo.
Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặtvới nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tậptrung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giátrị gia tăng thấp. Do vậy, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp vàcông nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môitrường.
Năm, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhànước (theo quan niệm truyền thống về độc lập, chủ quyền) và phức tạp đối vớiviệc duy trì an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển.
Sáu, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóatruyền thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.
Bảy, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tìnhtrạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cưbất hợp pháp…
Như vậy, hội nhập đồng thời đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi đối vớicác nước. Tuy nhiên, không phải cứ hội nhập là đương nhiên hưởng đầy đủ tất cảcác lợi ích và gánh mọi bất lợi như đã nêu trên. Các lợi ích và bất lợi nhìnchung ở dạng tiềm năng và đối với mỗi nước một khác, do các nước không giốngnhau về điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển… Việc khai thác lợi ích vàhạn chế thách thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quantrọng là năng lực của mỗi nước, trước hết là chiến lược/chính sách, biện pháphội nhập và việc tổ chức thực hiện. Song xét đến cùng lợi ích mà hầu hết cácnước đã thu được trên thực tế từ quá trình hội nhập vẫn lớn hơn cái giá mà họphải trả cho những tác động tiêu cực xét trên phương diện tăng trưởng và pháttriển kinh tế. Chính vì thế, hội nhập quốc tế đã trở thành lựa chọn chính sáchcủa hầu hết các nước trên thế giới hiện nay.