Tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN

Hội nhập - Ngày đăng : 17:31, 11/11/2015

Năm 2015 đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của ASEAN bởi việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12. Đây là nền tảng để các nước Đông Nam Á tăng cường tình đoàn kết và hội nhập sâu rộng trong vòng 10 năm tới. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lớn trong tiến trình mà ASEAN đã thực hiện trong 5 năm qua, với nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu, từ đó có định hướng cho con đường phát triển tiếp theo.

Quá trình hình thành Cộngđộng ASEAN

Trong bối cảnh phát triển phức tạp của quan hệ quốc tế vào nhữngnăm 60-70 của thế kỷ trước, chủ nghĩa khu vực đã hình thành và nhanh chóng pháttriển. Trong thời kỳ hòa hoãn của Chiến tranh Lạnh (1962-1978), nhiều tổ chứckhu vực đã xuất hiện như Liên đoàn Ả Rập (1950), Tổ chức các nước Trung Mỹ OCAS(1951), Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC(1957), Tổ chức thống nhất Châu Phi – OAU(1963). Ở khu vực Đông Nam Á (ĐNA) cũng xuất hiện Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) vàonăm 1961 bao gồm Malaysia, Philippine, Thái Lan, Nam Việt Nam, rồi Maphilindo(1963) với Malaysia, Philippine, Indonesia, nhưng các tổ chức này đều không tồntại lâudài. 

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày8/8/1967 phản ánh nguyện vọng của 5 nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia,Singapore, Thailand và Philippines) với mong muốn hình thành một tổ chức khuvực vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển. Mặt khác, đây cũng chínhlà kết quả của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Khi trật tự hai cực đượchình thành, cả Liên Xô và Mỹ đều muốn ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Áhiện diện một cách mạnh mẽ. Khu vực này trở thành khu vực hết sức nhạy cảm bởisự can thiệp từ bên ngoài, sự lôi kéo của các nước lớn vì lợi ích và an ninhcủa họ và cuộc đấu tranh giữa các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Mỗi quốc giađều muốn tạo một khoảng cách an toàn cho mình để không bị kéo sâuvào cuộc chiến tranh hai cực cũng như tránh không để cho phong trào giảiphóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ ở khu vực này thành các cuộc nộichiến. 

ASEAN ra đời như là một xu thế chung – xu thế tất yếu khuvực hóa của thời đại. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các quốcgia ở Đông Nam Á dần nhận thấy sự khác biệt về ý thức hệ và về chếđộ chính trị không còn là yếu tố gây trở ngại cho tiến trình xâydựng một tổ chức khu vực nữa. Kết thúc chiến tranh Đông Dương lần 3(chiến tranh Campuchia), tổ chức này bắt tay thực hiện chương trình hợp táckinh tế, nhưng gặp phải khó khăn vào giữa thập niên 80 để rồi được hồi sinh vàođầu thập niên 90 với lời đề nghị của Thái Lan về một “ khu vực thương mại tựdo”. Năm 1984 Brunei gia nhập ASEAN, tiếp theo là Việt Nam vào năm 1995, Lào vàMyanmar năm 1997, sau đó đến Campuchia năm 1999. Với chặng đường gần 45 năm xâydựng và phát triển, ASEAN từ Hiệp hội của các nước nghèo, chậm phát triển đãvươn lên thành khu vực phát triển kinh tế năng động với dân số gần 600 triệungười, diện tích 4,5 triệu km2, quy mô GDP đạt gần 900 tỷ và tổng giá trịthương mại khoảng 800 tỷ USD. 

Với vị thế địa - kinh tế mang tính chiến lược như ASEAN nằm ở vịtrí nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, ASEAN cũng có thể được xem là vùng đệmgiữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng như giữa Trung Quốc và Nhật Bản. ASEAN là conđường vận chuyển thương mại lớn của thế giới (80% dầu lửa của Nhật), là vựa lúacủa thế giới (Thái Lan và Việt Nam)… ASEAN đã trở thành một trong những chủ thểquan trọng nhất trong QHQT ở Đông Nam Á, hợp tác của ASEAN đã bao trùm các lĩnhvực hợp tác nội vùng và với các nước bên ngoài.

Lãnh đạo các nước ASEAN tại Lễ khai mạc Hội nghị Cấp caoASEAN 26

Điểm lại một số cột mốc quan trọng trong lĩnh vực liên kết nộikhối của ASEAN từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, ta có thể kể đến những sự kiệnnhư sau.

Tháng 12/1997, nhân kỷ niệm 30 năm ngàythành lập ASEAN và sau khi Hiệp hội đã bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, Lãnhđạo các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan trọng Tầm nhìn ASEAN 2020, vớimục tiêu tổng quát là đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hoà các dân tộc ĐôngNam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. Để triển khai Tầmnhìn 2020, Hội nghị Cấp cao ASEAN 6 (Hà Nội, tháng 12/1998) đã thông qua Chươngtrình Hành động Hà Nội (HPA) cho giai đoạn 1999-2004, trong đó đề ra các biệnpháp/hoạt động cụ thể để thúc đẩy hợp tác ASEAN trên các lĩnh vực chính trị-anninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và quan hệ đối ngoại.

- Tháng 10/2003, Lãnh đạo các nước ASEANđã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II), nhất trí đềra mục tiêu hình thành Cộng đồngASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh(ASEAN Security Community - ASC), Cộng đồng Kinh tế (ASEAN Economic Community -AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASEAN Socio-Cultural Community ASCC); đồng thờikhẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bênngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi ở khu vực.Để triển khai và kế tục Chươngtrình Hành động Hà nội (HPA), ASEAN đã đề ra Chương trình Hành động Viên Chăn(VAP) cho giai đoạn 2004-2010 và các Kế hoạch hành động (KHHĐ) để xây dựng batrụ cột Cộng đồng về chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, trong đó cóhợp phần quan trọng là thực hiện Sáng kiếnLiên kết ASEAN (Initiative for ASEAN Integration – IAI) nhằm giúp thu hẹpkhoảng cách phát triển trong ASEAN với kế hoạch hành động và các dự án cụ thể.

- Đểkịp thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốctế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong40 năm qua nhất là kết quả thực hiện Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP), Lãnh đạo các nước ASEAN tháng 1/2007 đã quyết tâm đẩynhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháplý là Hiến chương ASEAN,nhất trí mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 (thay vì vào năm 2020như thỏa thuận trước đây). Hiến chương đã chính thức có hiệu lực ngày 15/12/2008. Đây làmột văn kiện lịch sử của ASEAN và cũng chính là một trong những cộtmốc phát triển hết sức quan trọng của tổ chức này. Hiến chương ASEANlà văn kiện pháp lý căn bản và cao nhất của ASEAN, quy định tổng thểvề các mục tiêu, nguyên tắc, chức năng, cơ cấu tổ chức và phương thứclàm việc của ASEAN. Điều quan trọng hơn cả là Hiến chương ASEAN cóảnh hưởng rất lớn đến tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồngthời tạo ra một khuôn khổ thể chế và bộ máy tổ chức ASEAN mới phùhợp hơn với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. 

- Hiến chương này đã tạo nên một ASEAN có tư cách pháp nhân đầy đủtrong quan hệ quốc tế sau 40 năm tồn tại một cách lỏng lẻo với tưcách một Hiệp hội được thiết lập trên cơ sở một tuyên bố chính trị,không ràng buộc. Hiến chương ASEAN cũng góp phần giúp hợp tác nộikhối hoạt động hiệu quả hơn, bởi các quốc gia thành viên có nghĩavụ pháp lý phải tuân thủ các thỏa thuận chung, vì vậy mà ASEAN sẽhoạt động chặt chẽ hơn. Mặc dù còn những vấn đề gây tranh cãi chủ yếuxoay quanh quan điểm cho rằng hiến chương ASEAN chưa đủ mạnh, nhất là vềdân chủ, nhân quyền, và chưa đủ hiệu quả do nguyên tắc đồng thuận,không can thiệp nội bộ. Tuy nhiên, đa số vẫn cho rằng Hiến chương ASEANđã thể hiện được tối đa sự thống nhất trong đa dạng” của ASEAN, phùhợp với đặc thù của khu vực và tạo điều kiện cho ASEAN cũng như hợptác khu vực tiếp tục phát triển hơn nữa. 

- Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009) đã thông qua Lộ trìnhxây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo 3 Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộngđồng ASEAN và Kế hoạch công tác về IAI giai đoạn 2 (2008-2015), đây là một vănkiện quan trọng như một chương trình hành động tổng thể đề ra khuôn khổ và cácbước triển khai cụ thể để ASEAN tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực thực hiện mục tiêu xâydựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, kế tục Chương trình Hành động Viên Chăn(VAP). Để triển khai và kế tục Chương trình Hành động Hà Nội (HPA), ASEAN đã đềra Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP) cho giai đoạn 2004-2010 và các Kếhoạch hành động (KHHĐ) để xây dựng ba trụ cột Cộng đồng về chính trị-an ninh,kinh tế và văn hóa-xã hội, trong đó có phần quan trọng là thực hiện Sáng kiếnLiên kết ASEAN (IAI) nhằm giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN vớikế hoạch hành động và các dự án cụ thể. 

Mô hình Cộng đồng ASEAN

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hộithành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơntrên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêuquốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cộng đồngASEAN sẽ được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh,Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội. Quan hệ đối ngoại của ASEAN cũngnhư mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN (nhất là IAI) được lồngghép vào nội dung của từng trụ cột Cộng đồng ASEAN. 

Cộng đồng Kinh tếASEAN (AEC)nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sảnxuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sựthịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bênngoài. Ý tưởng về việc xây dựng cộng đồng này là do Philippines và Indonesia đềxướng nhằm hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.Cộngđồng an ninh ASEAN (ASC)

Để đạt được tăng trưởng bền vững, khu vực này cần phải duy trìmôi trường an ninh và an toàn cho người dân và các nhà đầu tư. Cộng đồng anninh ASEAN (ASC) ra đời nhằm mục tiêu là tạo dựng một môi trường hòa bình và anninh cho phát triển ở khu vực ĐNA thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninhASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bênngoài; không hướng tới một thỏa thuận quốc phòng, một liên minh quân sự hay mộtcộng đồng với chính sách an ninh và đối ngoại chung. ASC khuyến khích việc chiasẻ các quy tắc, ngăn chặn và giải quyết xung đột, đồng thời xây dựng hoà bìnhthông qua phát triển chính trị tích cực. ASC được sử dụng như một phương tiệnđể chống lại chủ nghĩa khủng bố và các tội phạm xuyên quốc gia. Ban đầu ý tưởngxây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) là do Indonesia đưa ra nhằm tạo nên mộtsự cân bằng giữa các hợp tác chính trị và kinh tế của ASEAN. Tuy nhiên, sau khicó Hiến chương ASEAN thì Cộng đồng An ninh ASEAN mang tên gọi mới là Cộng đồngChính trị - An ninh ASEAN (APSC) để phản ánh đúng tính chất của trụ cột này làhợp tác chính trị - an ninh ASEAN. 

Mô hình Cộng đồng ASEAN 2015

Cộngđồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC)

Cộngđồng văn hoá xã hội ASEAN (ASCC) ra đời thể hiện sự quan tâm về văn hoá xã hộicủa người dân ASEAN khi khu vực này tiến đến hội nhập kinh tế và toàn cầu. Banđầu, ASCC thuộc Ủy ban về Phát triển Xã hội (COSD) – một cơ chế được 5 nướcthành viên đầu tiên của ASEAN sáng lập. Các nguồn lực sẽ được phân bổ cho giáodục, đào tạo, phát triển khoa học công nghệ, tạo việc làm và bảo trợ xã hội.ASCC sẽ chú trọng đến những vấn đề hậu quả của tăng trưởng kinh tế với tìnhtrạng đói nghèo, tính công bằng và sức khoẻ, kiểm soát môi trường, quản lý tàinguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai, đồng thờibảo tồn và phát triển các bản sắc và di sản độc đáo trong khu vực. Việc thúcđẩy bản sắc ASEAN góp phần nâng cao vị trí của Hiệp hội này trên trường quốctế.

ASCCvới mục tiêu là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN,sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bảnsắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học côngnghệ. Chương trình hành động Viên chăn (VAP) và KHHĐ về ASCC đã xác định 4 lĩnhvực hợp tác (thành tố) chính là : (i) Tạo dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc;(ii) Giải quyết những tác động xã hội của hội nhập kinh tế; (iii) Phát triểnmôi trường bền vững; (iv) Nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN. Hàng loạt biệnpháp/hoạt động cụ thể đã được đề ra trong từng lĩnh vực hợp tác này. 

Là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã thực hiện đầyđủ, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và có đóng góp tích cực vào công việc của ASEAN,góp phần quan trọng vào sự phát triển và thành công của Hiệp hội. Chỉ sau 3 nămgia nhập ASEAN, Việt Nam đã chủ trì và tổ chức thành công Hội nghị Cấp caoASEAN lần thứ 6 (năm 1998), đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch Ủy ban thườngtrực ASEAN (ASC) (nhiệm kỳ 2000 - 2001), đóng góp tích cực vào việc kết nạp cácnước Lào, Myanmar, Campuchia làm thành viên của ASEAN, phát huy vai trò nước điềuphối quan hệ đối thoại của ASEAN với các đối tác quan trọng. Việt Nam cũng hoànthành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, góp phần tăng cường đoàn kết nội khối,phát huy “văn hóa thực thi” trong ASEAN, đưa hợp tác ASEAN theo hướng hành độngvà thực chất hơn, tạo đà mạnh mẽ cho Hiệp hội hướng tới mục tiêu hình thành Cộngđồng ASEAN vào năm 2015. Các tổ chức hữu nghị, nhân dân của Việt Nam đã có nhữnghoạt động phong phú ở trong nước và tại các cơ chế nhân dân của ASEAN.

Qua 20 năm là thành viên của ASEAN, từ những bướcđi bỡ ngỡ ban đầu, Việt Nam ngày càng trưởng thành, chủ động tham gia và đónggóp tích cực vào các hoạt động chung của ASEAN với tinh thần trách nhiệmcao. Việt Nam là một trong số những nước đạt tỷ lệ thực thi cao các chươngtrình, biện pháp liên kết kinh tế của ASEAN.

L.B