Họp mặt kỷ niệm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11

Diễn đàn - Ngày đăng : 07:13, 04/11/2015

Xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm văn hiến dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, coi trọng hiền tài là nguyên khí quốc gia đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc. Trong thời đại Hồ Chí Minh, Bác Hồ kính yêu đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm văn hiến dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, coi trọng hiền tài là nguyên khí quốc gia đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc. Trong thời đại Hồ Chí Minh, Bác Hồ kính yêu đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Nghị quyết TW 2, khóa VIII của Đảng ta khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu…Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục, nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành. Trong ngày này, cả xã hội đều dành tình cảm tốt đẹp nhất, những bó hoa tươi thắm gửi đến những người đang ngày đêm đem công sức trong sự nghiệp trồng người . Ngành giáo dục nói chung cũng như các cơ sở đào tạo trong ngành thông tin và truyền thông thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và CNTT III:

Sáng ngày 18 tháng 11 năm 2011, tại tỉnh Tiền Giang, Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và CNTT III đã long trọng tổ chức buổi họp mặt truyền thống kỷ niện ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Hơn 300 đại biểu, đại diện cho lãnh đạo các Bưu điện, Viễn thông, các công ty dọc trong ngành Thông tin và Truyền thông khu vực Nam bộ, các cơ quan ban ngành của tỉnh Tiền Giang, Ban Giám hiệu và tập thể các thầy cô giáo, các cán bộ hưu trí qua các thời kỳ, các em học sinh, sinh viên của Trường đã về dự lễ.

Theo báo cáo của nhà trường, trong năm học 2010-2011, mặc dù phải chịu áp lực rất lớn từ môi trường cạnh tranh khi xã hội hóa giáo dục, các Bưu điện, Viễn thông các tỉnh, thành phố tập trung cho sản suất kinh doanh, việc tuyển dụng lao động hạn chế nên đầu vào là rất khó khăn nhưng nhà trường vẫn đoàn kết, khắc phục khó khăn, duy trì tốt các mặt hoạt động.

Về đào tạo, nhà trường duy trì 16 lớp học đào tạo chính quy dài hạn và trung cấp chuyên nghiệp, với 556 học sinh. Từ đầu năm đến nay đã tổ chức 34 lớp đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn, thi nâng bậc, các lớp đào tạo liên thông, với tổng số 10.020/6200 lượt người/tuần, vượt 33 so với cùng kỳ năm 2010 và đạt 161% kế hoạch năm (về kế đào tạo), đạt 106% về doanh thu do Tập đoàn VNPT giao. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã củng cố mô hình tổ chức, sắp xếp nhân sự theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa và nâng cao hiệu quả công tác, chuẩn hóa đội ngũ CB.CNV đáp ứng với công tác đào tạo trong giai đoạn mới. Nhà trường luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ CB.NV và các thầy cô giáo, cho học sinh, sinh viên. Tăng cường công tác lãnh đạo chính trị tư tưởng, đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ, phát huy dân chủ ở cơ sở, phối kết hợp tốt trong chỉ đạo hoạt động giữa tổ chức Đảng- Chuyên môn – Công đoàn- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; thực hiện tốt hoạt động thanh tra, kiểm tra, bổ sung thêm 3 quy chế nội bộ; tổ chức nhiều kênh thông tin để lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên trong trường; từ đầu năm đến nay đã tổ chức 3 cuộc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo nhà trường với CB.CNV và sinh viên; nhân các ngày lễ lớn đều tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ trong nhà trường cũng như giao lưu với các cơ quan, đơn vị khác. Về công tác chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, thăm hỏi CB.CNV khi ốm đau, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hung, thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ, cán bộ hưu trí với số tiền gần 30 triệu đồng, xây dựng và tặng 01 căn nhà tình nghĩa 15 triệu đồng, ủng hộ quỹ xóa đói giảm ngèo, ủng hộ lũ lụt… Để không ngừng nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập, ngoài các công việc nêu trên, nhà trường còn tập trung mọi cố gắng chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mua và trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại, cập nhật công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc học tập của các em học sinh, sinh viên… Với kết quả đó, năm 2010- 2011 nhà trường đã được tặng thưởng 01 cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thong (TT và TT), 02 cờ thi đua của Tập đoàn VNPT, 05 bằng khen của Bộ TT và TT, Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh Tiền Giang.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thong cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh:

Sáng ngày 19 tháng 11 năm 2011, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Tới dự buổi lễ có ông Nguyễn Đình Tạo - Vụ trưởng, Trưởng cơ quan đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) tại thành phố Hồ Chí Minh, 30 lãnh đạo của các Bưu điện, Viễn thông các tỉnh, thành phố từ Bình Định, Lâm Đồng, các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ; Về phía Học viện có ông Lê Quốc Cường- Bí thư đảng ủy- Phó Giám đốc Học viện- Phụ trách cơ sở tại TP.HCM, đông đảo các thầy cô giáo, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Học viện và hàng trăm các em sinh viên đang theo học tại Học viện.

Thay mặt Bộ TT và TT, ông Nguyễn Đình Tạo phát biểu: Ông rất vui mừng khi thấy thương hiệu của Học viện đã lớn mạnh, trở thành trung tâm đào tạo có uy tín trên lĩnh vực thông tin và truyên thông, trung tâm nghiên cứu khoa học, nơi đào đào tạo gắn kết với sản xuất kinh doanh, nhiều sinh viên của Học viện khi ra trường đến nay đã trở thành đã trở thành các nhà lãnh đạo của các đơn vị. Trong sự nghiệp trồng người, Học viện đã dạy và học để các sinh viên đảm bảo có đủ kiến thức khoa học, kỹ năng mềm, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, kiến thức thực tiễn cao, đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho ngành và xã hội.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Quốc Cường (Phó Giám đốc Học viện- Phụ trách cơ sở tại thành phố Hồ Chi Minh cho biết: Năm 2011 là năm đầu HVCS hoạt động với mô hình mới, cơ cấu tổ chức của một số đơn vị thay đổi, lãnh đạo các đơn vị quản lý gần như mới 100% ít nhiều cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý của HVCS, song bước đầu các đơn vị quản lý đã đi vào hoạt động ổn định với mô hình tổ chức mới.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ đào tạo, HVCS đãthực hiện một số chính sách mới, điều chỉnh các hệ số khuyến khích trình độ, hệ số trách nhiệm, hệ số lương khoán, và hỗ trợ người đi học nước ngoài, cán bộ giảng dạy được đào tạo ở nước ngoài về làm việc tại HVCS, có chế độ ưu đãi giảng viên có trình độ TS về giảng dạy tại HVCS, sử dụng quỹ khuyến khích tài năng để khen thưởng các CB.GV có thành tích trong NCKH, viết bài báo NCKH, đã khích lệ các CB.GV có tâm huyết và năng lực làm việc…Kết quả là cho đến nay 100% giảng viên đứng lớp đã có trình độ từ Thạc sỹ trở lên, riêng trong năm 2011 đã có thêm 02 Tiến sĩ được tuyển dụng mới bổ sung vào đội ngũ giảng dạy, thêm01 giảng viên được công nhận trình độ Tiến sĩ, và đặc biệt có 01 giảng viên được công nhậnPhó Giáo sư.

Học viện đã thực hiện tuyển sinh và tiến hành đào tạo thêm ngành mới là đại học ngành kế toán, bước đầu rất phù hợp với nhu cầu xã hội và khả năng đào tạo của Học viện.. Công tác quản lý đào tạo đã từng bước chuyên sâu hoá bằng việc xây dựng và đưa vào thực hiện các quy trình, quy định. Năm học 2010-2011 Học viện đã hiện đại hóa hệ thống quản lý đào tạo trong toàn Học viện bằng hệ thống phần mềm quản lý đào tạo IU; công khai chương trình đào tạo, danh sách sinh viên, bảng điểm, các quy chế, quy định của Học viện...lên Website của Học viện để người học chủ động trong việc bố trí thời gian học tập, đồng thời cùng tham gia giám sát chất lượng đào tạo.

Trong năm học 2010 – 2011 nhiệm vụ NCKH tại Học viện Cơ sở đã được thực hiện rất tích cực và có hiệu quả với số lượng đề tài của giáo viên và sinh viên tăng cao, cụ thể đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học việnnăm 2010 tăng hơn gấp 5 lần so năm 2009. Bên cạnh đó, còn tổ chức được hơn 50 hội thảo khoa học cấp khoa ;có 32 công trình được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước; có 01 đề tài NCKH cấp thành phố, 1 đề tài cấp Nhà nước, với tổng kinh phí được cấp cho áp dụng thực tiễn hơn 1 tỷ đồng. Trong năm qua HVCS đã tiến hành ký văn bản ghi nhớ với các nước Lào, Campuchia, Myanma, mở ra hướng mới trong việc hợp tác đào tạo và NCKH phạm vi khu vực và quốc tế.

Trong năm học qua, tiềm lực cơ sở vật chất của Học viện Cơ sở không ngừng được tăng cường. Học viện Cơ sở đã trở thành một trong những đơn vị đào tạo – nghiên cứu có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với hệ thống giảng đường, ký túc xá, phòng thí nghiệm, đo lường chuẩn quốc gia hiện đại ở Việt Nam trong đó 100% số phòng học hiện được trang bị cáp mạng, máy tính, máy chiếu đáp ứng cơ bản được hoạt động giảng dạy và học tập của sinh viên. Học viện Cơ sở là một trong số rất ít cơ sở đào tạo tại khu vực TP. Hồ Chí Minh có thể đáp ứng được chổ ở KTX cho tất cả các sinh viên có nhu cầu.

Trao quyết định phong PGS cho ông Hùng

HVCS đã tích cực tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành tài trợ học bổng và các hoạt động cho sinh viên có thành tích cao trong học tập, sinh viên nghèo vượt khó… với tổng kinh phí hỗ trợ : 400 triệu đồng (trong đó có 250 triệu đồng tiền mặt).Tổ chức nhiều Hội thảo Khoa học kỹ thuật, hội thảo chuyên đề, đào tạo kỹ năng cho sinh viên, gặp gỡ giao lưu với các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên có thực tế, gắn kết mô hình tiên tiến giữa Đào tạo – Nghiên cứu và SXKD….

Cuối buổi lễ, ông Nguyễn Đình Tạo và ông Lê Quốc Cường đã trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành của Bộ TT và TT cho 4 thầy cô giáo. Đặc biệt đã công bố và trao quyết định của Nhà nước phong tặng chức danh Phó Giáo sư cho thầy giáo Trần Công Hùng, đây là danh hiệu Phó Giáo sư đầu tiên tại Học viện.

Thành Nguyễn