Phát hành bộ tem “Ca trù – Di sản văn hóa cần bảo về khẩn cấp”

Diễn đàn - Ngày đăng : 22:28, 03/11/2015

Ca trù hiện có ở 14 tỉnh, thành trong cả nước: miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc); miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình); miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh).

Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống phổ biến và tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ xuất hiện từ thế kỉ 11, thịnh hành từ đầu thế kỉ 15 nhưng đến nửa cuối thế kỉ 20, ca trù mới được thế giới biết đến qua ca nương Quách Thị Hồ, ngày 1/10/2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp Ca trù là sự kết hợp đỉnh cao và nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đã từng được trình diễn trong cung đình và được giới quý tộc phong kiến và giới trí thức Việt Nam yêu thích. 

Một chầu hát cần có ba thành phần chính: Ca nương sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp, Kép đàn chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát và Quan viên thưởng ngoạn, thường là tác giả bài hát, đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống. Bài bản ca trù có nhiều loại. Phổ thông nhất là hát nói, một thể văn vần có tính cách văn học cao. Những bài hát nói nổi tiếng phải kể đến: "Tự tình", "Ngày tháng thanh nhàn", "Kiếp nhân sinh", "Chơi xuân kẻo hết xuân đi", “Hồng hồng, tuyết tuyết”, “Hương Sơn phong cảnh”, "Gặp xuân",“Xuân tình”, “Chưa say”, “Hát cô đầu”….

Tiếp theo mảng đề tài về di sản văn hóa dân tộc của Việt Nam, ngày 1/6/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem “Ca trù-Di sản văn hóa phi vật thể  cần bảo về khẩn cấp”. Dưới đây là hình ảnh về bộ tem trên