53% người tiêu dùng sẽ không sử dụng dịch vụ ngân hàng di động.

Xu hướng - Dự báo - Ngày đăng : 22:16, 03/11/2015

Đây là kết quả trong một khảo sát gần đây do Intercede thực hiện. Theo đó, người sử dụng ngày càng lo ngại về vấn đề an ninh cho các thiết bị di động đã khiến cho hơn 50% người tiêu dùng có khả năng sẽ không sử dụng dịch vụ ngân hàng di động (mobile banking).

Intercede, công ty phần mềm chuyên về quản lý, cấp giấy chứng nhận và chứng chỉ bảo mật có trụ sở tại Mỹ và Anh đã công bố một báo cáo mới. Theo đó, 53% người tiêu dùng sẽ không sử dụng dịch vụ ngân hàng di động (mobile banking) vì lo ngại về an ninh thiết bị.

Cụ thể, 75% số người được hỏi lo ngại về việc mất dữ liệu và bày tỏ mối quan tâm nhiều nhất đến nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân khi bị mất điện thoại di động. 130624_cs0167.jpg

Theo Richard Parris, Giám đốc điều hành của Intercede,  người tiêu dùng đang mất niềm tin đối với dịch vụ mobile banking và cách duy nhất để lấy lại niềm tin của họ là đẩy mạnh hơn nữa việc đảm bảo an ninh cho các thiết bị di động và các ứng dụng trên thiết bị di động.

Ông cho biết: "Gần như mỗi tuần chúng ta đều đọc được thông tin về việc tin tặc tấn công mạng. Từ các cuộc tấn công lớn - chẳng hạn như Heartbleed – cho tới vụ vi phạm dữ liệu gần đây của eBay, do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi người tiêu dùng đã không còn tin tưởng vào bảo mật di động".

Cũng theo báo cáo của Intercede, hầu hết người tiêu dùng sẽ không sử dụng đối với tất cả các dịch vụ ngân hàng di động. Trong đó, độ tuổi 18-24 được cho là đối tượng khách hàng tin tưởng nhiều nhất vào các dịch vụ ngân hàng di động thì có tới 60% số người ở nhóm tuổi này từ chối thực hiện thanh toán di động và 52% tuyên bố họ sẽ không bao giờ sử dụng Paypal (hình thức thanh toán và chuyển khoản trực tuyến).  

Vấn đề bảo mật được cho là sự phối kết hợp của cả phía người dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Vì thế, liên quan đến vấn đề bảo mật là rào cản trong sử dụng các dịch vụ ngân hàng di động, Intercede cũng đã khảo sát cách thức tự bảo vệ của người dùng. Kết quả cho thấy, hầu hết số người được khảo sát cho biết họ đã nhập các dữ liệu của mình vào các ứng dụng truy cập; 76% cho phép các ứng dụng truyền thông xã hội để ở chế độ tự động đăng nhập vào tài khoản; 60% sử dụng các mật khẩu dễ nhớ, dễ đoán ít phức tạp. Những thói quen sử dụng này của người dùng cũng làm tăng nguy cơ an ninh và đây thực sự là vấn đề mà các nhà cung cấp dịch vụ mobile banking phải tính đến trong việc xây dựng một biện pháp an ninh toàn diện nhất nhằm giữ chân và thu hút khách hàng mới.

(Nguồn Intercede.com)