IoT: Cơ hội “vàng” cho các nhà sản xuất chip và là thách thức lớn cho Intel (Kỳ 1)
Diễn đàn - Ngày đăng : 22:05, 03/11/2015
Các nhà sản xuất chip đã nhận ra sức mạnh và sự gia tăng chóng mặt của các thiết bị kết nối. Họ đang chạy đua để chiếm được thị phần lớn hơn trên thị trường Internet vạn vật (IoT) khi đưa ra nhiều chiến lược quảng cáo cho sản phẩm của mình.
Internet of Things (IoT) là một viễn cảnh trong đó mọi vật, sinh thể sống được cung cấp các định danh và khả năng tự động truyền tải dữ liệu qua một mạng lưới mà không cần sự tương tác người- người hoặc người-máy tính. IoT tiến hoá từ sự hội tụ của các công nghệ không dây, hệ thống vi cơ điện tử (MEMS) và Internet.
Theo công bố gần đây, lần đầu tiên Intel đã phá vỡ kỉ lục doanh thu kinh doanh các sản phẩm dành cho IoT. Dù đã tăng 32%, tương đương 428 triệu USD so với năm trước nhưng thực ra IoT chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu 12,8 tỷ USD của Intel trong quý đầu tiên. Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đã quyết định tạo ra cuộc cách mạng cho nền tảng IoT và các sản phẩm phần mềm, đánh dấu một hướng đi trong thế giới chip.
Thật không may cho những người khổng lồ như Intel khi tập trung vào các chip cao cấp x86 dùng cho server và máy tính cá nhân. Xu hướng IoT có thể rất hứa hẹn nhưng giá bán trung bình của nó lại tương đối thấp. Ngoài ra, nó đòi hỏi một cách nhìn khác về việc thiết kế và kinh doanh trên thị trường chip. Thậm chí ARM, hiện là “ông vua” trong xây dựng kiến trúc của vi xử lý ứng dụng cao cấp cho điện thoại thông minh và máy tính bảng, cũng đã bán giấy phép bản quyền sử dụng nhân (core) vi điều khiển (microcontroller) với giá bình dân trong nhiều sản phẩm IoT
Các nhà sản xuất chip đã thực sự sẵn sàng?
Vậy câu hỏi cho nhà sản xuất chip cao cấp là họ có thế sản xuất số lượng lớn chip và bán với giá thấp như các sản phẩm bình dân hay không. Hoặc đầu tư vào phần mềm và dịch vụ có thể bù đắp lợi nhuận thấp khi liên kết với các hãng sản xuất IoT không?
Tương lai của những “hub” cảm biến, vi điều khiển và ... hơn thế nữa
Đối với các công ty đã gắn với thị trường kinh doanh thiết bị thu phát sóng, cảm biến và vi điều khiển nhỏ hơn 32 bit trong nhiều thập kỷ, IoT là một cơ hội rất lớn trong tầm tay của họ. Dù sao thì họ cũng đã tập trung chủ yếu vào vi điểu khiển, cảm biến trong nhiều năm. Nhờ sự ra đời của iPhone 5s hồi năm ngoái cùng bộ xử lý cảm biến chuyển động M7 chuyên dụng mà HIS iSuppli đã có cơ hội đạt mức tăng trưởng 154% trong vòng gần 1 năm.
Các công ty phân tích gọi đó là thị trường "hub cảm biến", là thiết bị điện tử nhận những thay đổi từ môi trường bên ngoài và biến đổi thành tín hiện điện điều khiển các thiết bị khác, tránh việc sử dụng bộ vi xử lý ứng dụng của thiết bị (đối với điện thoại) hoặc vi điều khiển (với các thiết bị nhỏ hơn). Ước tính số bộ cảm biến tập trung được giao cho khách hàng trên toàn cầu trong năm 2014 là khoảng 658,4 triệu thiết bị. Đến năm 2017, khi thị trường ổn định sẽ tăng 1.300%, tương đương số lượng 1,3 tỷ thiết bị.
Dự báo số lượng hub cảm biến toàn cầu được sản xuất (triệu đơn vị)
Nguồn: IHS Technology, tháng 4/2014
Việc tạo ra một loại vi xử lý mới rất đáng chú ý nhưng đó chỉ là một phần của xu hướng hấp dẫn mà các công ty khác nhau như Atmel, Qualcomm, Freescale hay Texas Instruments đang tập trung xây dựng - thị trường cần rất nhiều mô-đun, các sản phẩm nhỏ và tốn ít năng lượng cho việc kết nối tất cả mọi thứ, từ chiếc tủ lạnh sử dụng trong nhà cho đến vi điều khiển và radio được giấu bên dưới viên ngọc của chiếc nhẫn.
Đây thực sự không phải là cách thay đổi mà Intel có thể dễ dàng thích nghi. Về cơ bản đó là cách pha trộn để tối ưu hóa không chỉ hiệu suất – hay hiệu suất và năng lượng – mà còn cả về kích thước, các loại cảm biến khác nhau và thậm chí là cả chức năng quản lý điện năng cho các loại pin cụ thể.
(Theo Gigaom)
Đón đọc tiếp Kỳ 2