Gartner tiết lộ các dự báo hàng đầu cho các tổ chức và người dùng CNTT năm 2014 và tương lai

Diễn đàn - Ngày đăng : 21:58, 03/11/2015

Các nhà phân tích của Gartner trình bày những phát hiện của mình trong Sự kiện Dự báo 2014 diễn ra trên toàn cầu trong tháng 01/2014.

SINGAPORE, tháng 01 năm 2014 – Công ty Gartner Inc tiết lộ những dự báo hàng đầu của mình về các tổ chức và người dùng CNTT cho năm 2014 và xa hơn nữa. Các dự báo hàng đầu của Gartner cho năm 2014 kết hợp một số chủ đề đột phá – Cuộc cách mạng công nghiệp kỹ thuật số (Digital Industrial Revolution), kinh doanh số (Digital Business), Thiết bị thông minh (Smart Machines) và Internet of Things (Internet của tất cả mọi thứ) - được thiết kế đem lại tác động vượt ra ngoài lĩnh vực CNTT.

"Kết quả cuộc khảo sát dành cho các Giám đốc điều hành 2013 (CEO Survey) của Gartner cho thấy các CEOs cảm thấy sự bất ổn trong kinh doanh giảm dần và các CIOs sáng suốt hơn mỗi ngày trong thế giới đầy bất định và thay đổi công nghệ", ông Daryl Plummer – phó giám đốc điều hành và chuyên gia cấp cao của Gartner cho biết. "Các CIO hiểu biết sẽ được Giám đốc điều hành của mình thừa nhận và tôn vinh những thay đổi do các bước chuyển đột phá với tốc độ nhanh và tác động ở mức độ toàn cầu."

Các nhà phân tích của Gartner trình bày những phát hiện của mình trong Sự kiện Dự báo 2014 diễn ra trên toàn cầu trong tháng 01/2014. 10 dự đoán hàng đầu của Gartner được chia ra thành bốn nhóm, gồm:

Cách mạng công nghiệp số - CNTT không còn chỉ gói gọn trong khối chức năng CNTT nữa. Thay vào đó, CNTT đã trở thành chất xúc tác cho giai đoạn tiếp theo về đổi mới sáng tạo trong các hệ sinh thái cá nhân và thương trường. Ví dụ rõ ràng nhất khởi đầu cho Cuộc cách mạng công nghệ số này đe dọa việc cải tiến quá trình sản xuất hàng hóa vật chất chính là sử dụng công nghệ in 3D.

Tới năm 2018, việc in 3D sẽ dẫn đến việc mất đi 100 tỷ USD mỗi năm về sở hữu trí tuệ trên toàn cầu. Ví dụ trong ngắn hạn: Ít nhất một nhà sản xuất lớn phương Tây sẽ yêu cầu bồi thường do bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (IP) (SHTT) với một sản phẩm chủ đạo do những tên trộm sử dụng máy in 3D sống ngay ở thị trường phương Tây thay vì từ ở châu Á trong năm 2015.

Chi phí máy in 3D, máy quét (scan) và các công nghệ mô hình 3D giảm mạnh, cùng với việc nâng cao năng lực, khiến công nghệ IP bị trộm dễ tiếp cận hơn và hành vi phạm tội dễ xảy ra hơn. Quan trọng hơn, các máy tin 3D cho phép đánh cắp IP mà không cần phải sản xuất thành phẩm hoàn chỉnh. Khả năng sao chép khuôn mẫu từ một vật được quét, chẳng hạn, có thể cho phép tên trộm sản xuất số lượng lớn các mặt hàng nhái giống hệt nguyên mẫu ban đầu.

Tới năm 2016 , việc in 3D các mô và nội tạng (bioprinting – in sinh học) sẽ gây ra một cuộc tranh luận toàn cầu về việc ra quy định quản lý công nghệ hoặc nghiêm cấm cho cả người và không phải người. Ý nghĩa trong ngắn hạn: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ hoặc cơ quan tương tự ở một quốc gia phát triển đang được giao trách nhiệm đánh giá tất cả các đề xuất y tế đưa ra hướng dẫn nghiêm cấm các việc in sinh học 3D (bioprinting) các cơ quan và mô cấp cứu mà không có sự chấp thuận trước vào cuối năm 2015.

Việc in sinh học (bioprinting) là ứng dụng y tế của máy in 3D để tạo ra các mô và các cơ quan sống. Ngày việc in sinh học 3D nội tạng con người khả thi sẽ gần hơn. Sự xuất hiện của các cơ sở in sinh học 3D với khả năng in nội tạng con người có thể để mọi người tự hỏi về tác động của chúng tới xã hội. Tuy nhiên, ngoài những băn khoăn này, thực tế là in sinh học 3D có ý nghĩa lớn trong việc giúp đỡ những người cần các cơ quan nội tạng mà nếu không sẽ không có sẵn.

Kinh doanh số - kinh doanh số (hay kinh doanh kỹ thuật số) nghĩa là đến việc kinh doanh sử dụng các tài sản và/ hoặc năng lực số, các sản phẩm dịch vụ và/hoặc trải nghiệm của khách hàng liên quan đến kỹ thuật số, và/ hoặc thực hiện thông qua các kênh hay các cộng đồng số. Dự báo kinh doanh số của Gartner tập trung vào tác động mà kinh doanh số đem lại tới việc cắt giảm lao động, doanh thu hàng tiêu dùng và việc sử dụng dữ liệu cá nhân. Trong khi các dự báo này không bao gồm tất cả toàn bộ kinh doanh số, chúng nhấn mạnh các mảng trọng yếu có tác động trung và dài hạn.

Tới năm 2017, hơn một nửa số nhà sản xuất hàng tiêu dùng sẽ nhận được 75% đổi mới sáng tạo và năng lực nghiên cứu phát triển (R&D) từ các giải pháp nguồn lực đám đông (crowdsourcing).Trong ngắn hạn: Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng các giải pháp nguồn lực đám đông (crowdsourcing) trong các chiến dịch tiếp thị hoặc phát triển sản phẩm mới sẽ tăng được 1 phần trăm doanh thu so với đối thủ cạnh tranh không sử dụng giải pháp này tới năm 2015.

Các kỹ sư, các nhà khoa học, các chuyên gia CNTT và các nhà tiếp thị tại các công ty hàng tiêu dùng đang tương tác với đám đông tích cực hơn nhiều và tăng tần suất sử dụng các kênh kỹ thuật số để tiếp cận với một lượng ý kiến ​và trí tuệ rộng lớn hơn và vô danh. Gartner nhận thấy một sự chuyển dịch mạnh mẽ trong các ứng dụng nguồn lực đám đông, được kích hoạt bởi công nghệ, chẳng hạn như: quảng cáo, các cộng đồng trực tuyến, giải quyết vấn đề khoa học, ý tưởng các sản phẩm nội bộ mới, và các sản phẩm do người tiêu dùng tạo ra.

Tới năm 2020, tác động cắt giảm lao động do số hóa sẽ gây ra bất ổn xã hội và đặt ra câu hỏi cho các mô hình kinh tế mới ở một số nền kinh tế trưởng thành.Ngắn hạn hơn: Một phiên bản quy mô lớn hơn của phong trào giống như "Chiếm Phố Wall" sẽ bắt đầu vào cuối năm 2014, chỉ ra rằng tình trạng bất ổn xã hội sẽ bắt đầu thúc đẩy tranh luận chính trị.

Việc số hóa đang làm giảm hàm lượng lao động trong các dịch vụ và sản phẩm theo cách chưa từng có, do đó về cơ bản cũng thay đổi cách phân bổ thù lao trên lao động và vốn. Trong dài hạn, điều này khiến việc ngày càng nhiều nhóm lớn hơn tham gia vào hệ thống kinh tế truyền thông trở nên bất khả thi - ngay cả với mức giá thấp hơn - khiến họ phải tìm kiếm giải pháp thay thế chẳng hạn như (nhóm) xã hội trên cơ chế hàng đổi hàng, thúc đẩy chế độ bảo hộ hoặc làm sống lại các sáng kiến ​​như Chiếm phố Wall, nhưng trên diện rộng hơn nhiều. Các nền kinh tế đã trưởng thành sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì họ không có sự tăng trưởng dân số để tăng nhu cầu tự trị cũng không có các liên đoàn lao động hoặc đảng phái chính trị đủ mạnh để (tái) phân bổ lợi nhuận đang còn tiếp tục trong một nền kinh tế toàn cầu.

Tới năm 2017, 80 phần trăm người tiêu dùng sẽ thu thập, theo dõi và trao đổi các dữ liệu cá nhân của mình để tiết kiệm chi phí, tiện lợi và điều chỉnh theo nhu cầu. Trong ngắn hạn: Số lượng các phiên đấu giá dựa trên Kickstarter các dữ liệu cá nhân sẽ tăng ba con số tỷ lệ phần trăm cho tới cuối năm 2014.

Việc nhận thức của người tiêu dùng ngày càng tăng về các cách thức thu thập dữ liệu đã đưa tới giai đoạn cho phép người tiêu dùng có nhiều quyền kiểm soát hơn với việc bố trí dữ liệu cá nhân - cả trực tuyến và không trực tuyến (online và offline). Do nhu cầu ngày càng tăng và sự khan hiếm thúc đẩy giá trị của các dữ liệu này, sẽ có nhiều khuyến khích để  lôi kéo người tiêu dùng chia sẻ chúng một cách tự nguyện. Trong khi đó, sự quan tâm của người tiêu dùng trong việc tự theo dõi cũng cho thấy việc người tiêu dùng đang đầu tư nhiều thời gian và năng lượng để thu thập dữ liệu về bản thân mình. Họ ngày càng xem các dữ liệu này như một tài sản quan trọng để cải thiện cuộc sống, điều này nhiều khả năng cũng nhất quán với ý tưởng kinh doanh chúng có giá trị trong các trường hợp nhất định.

Đến năm 2020, các doanh nghiệp và các chính phủ sẽ thất bại trong việc bảo vệ 75% các dữ liệu nhạy cảm, phân loại lại và cấp quyền truy cập công cộng/ phạm vi rộng. Trong ngắn hạn: Đến năm 2015, ít nhất một vụ việc như Snowden hoặc WikiLeaks nữa sẽ xảy ra, cho thấy xu hướng tăng việc thừa nhận từ các tập đoàn và chính phủ rằng họ không thể bảo vệ tất cả các thông tin nhạy cảm.

Số lượng dữ liệu được các doanh nghiệp và chính phủ lưu trữ và sử dụng đang tăng theo cấp số nhân, cho nên bất kỳ nỗ lực nào nhằm bảo vệ tất cả thông tin sẽ là không thực tế. Thay vì phải đối mặt với một nhiệm vụ quá sức là bảo vệ tất cả dữ liệu, các doanh nghiệp và chính phủ sẽ tập trung vào một phần nhỏ nhưng an ninh bảo mật thật tốt. Xã hội rộng lớn hơn cũng sẽ được lợi từ phương pháp này, cho phép thiết lập việc kiểm soát các chính phủ và doanh nghiệp tốt hơn, ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực và mức độ bảo mật cao hơn.

Máy thông minh - Sự xuất hiện của máy thông minh đem lại cơ hội và nguy cơ bởi "hệ thống hiểu biết và nhận diện" (cognizant and cognitive system) và có thể phát huy các quá trình và việc ra quyết định, nhưng cũng có thể loại bỏ sự cần thiết phải có con người trong các quá trình và quyết định. Các CIO sẽ nhìn nhận đây như một phương tiện đem lại hiệu suất cao hơn, nhưng cũng phải cân bằng giữa lực lượng lao động “có sức sống” với hiệu suất những cỗ máy “lạnh” có thể cải thiện.

Tới năm 2024, ít nhất 10% các hoạt động có khả năng gây tổn hại cho cuộc sống con người yêu cầu bắt buộc phải sử dụng "hệ thống thông minh" (smart system) chuẩn hóa (nonoverideable). Ý nghĩa trong ngắn hạn: những chiếc xe ô tô giá kinh tế với công nghệ “hỗ trợ tự động" bổ sung như một thiết bị tiêu chuẩn sẽ tăng lên cho tới năm 2014 như một chỉ số tiếp thu công nghệ.

Việc triển khai ngày càng tăng các "hệ thống thông minh" có khả năng tự động phản hồi với các sự kiện bên ngoài lúc nào cũng tăng, nhưng vẫn còn một sự phản kháng sâu xa với việc loại bỏ phương án có sự can thiệp của con người. Năng lực, độ tin cậy và sự sẵn có của công nghệ phù hợp không phải là vấn đề. Sự sẵn sàng của người dân nói chung để chấp nhận việc triển khai rộng rãi ban đầu và loại bỏ các phương án thay thế cách thủ công mới là vấn đề.

Đến năm 2020, đa số con đường sự nghiệp của tầng lớp tri thứ sẽ bị xáo trộn bởi máy thông minh theo cả hai cách tích cực và tiêu cực. Ý nghĩa trong ngắn hạn: việc sử dụng trợ lý cá nhân ảo trong doanh nghiệp tăng nhanh hơn vào năm 2017 và 2018 so với việc sử dụng iPad trong năm 2010 và 2011 .

Gartner dự báo rằng máy thông minh sẽ kết thúc đa số con đường sự nghiệp công nhân tri thức vào năm 2020. Các máy thông minh khai thác việc học của máy và các thuật toán học sâu sắc. Chúng sẽ tự chủ, thích nghi với môi trường của mình. Chúng học hỏi từ kết quả, tự tạo các quy tắc của riêng mình và tìm kiếm hoặc yêu cầu dữ liệu bổ sung để kiểm tra các giả thiết. Chúng có thể phát hiện tình huống mới lạ, thường xử lý nhanh và chính xác hơn nhiều so với con người. Các chuyên gia CNTT cần phải nhận ra rằng máy thông minh có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể, cũng như tạo ra các doanh nghiệp hoàn toàn mới.

Vào năm 2017, 10% số máy tính sẽ “học” chứ không đơn thuần là “xử lý”. Bằng chứng trong ngắn hạn: Trong năm 2014, số lượng các ứng dụng nhận dạng giọng nói đang chạy trên các thuật toán mạng nơron sẽ tăng gấp đôi.

Các phương pháp học tập sâu sắc, dựa trên các mạng thần kinh sâu sắc, hiện đang được áp dụng trong các hệ thống nhận dạng giọng nói cũng như một số ứng dụng nhận dạng đối tượng. Chất lượng cuộc sống được cải thiện khi xã hội có thể tiếp nhận thông tin hữu ích từ khối lượng dữ liệu phi cấu trúc dồi dào thu thập trên mạng Internet. Ý nghĩa quan trọng nhất của một máy tính “học” là việc mở rộng ra với ít năng lượng hơn để nhận ra các mô hình phức tạp hơn.

Mạng internet của mọi thứ  – The Internet of Things gắn kết chặt chẽ các mối liên hệ giữa máy móc, con người và các tương tác kinh doanh trong kỷ nguyên hiện đại. Với sự ra đời ồ ạt của các thiết bị kết nối, các doanh nghiệp, chính phủ và người dân có thể truy cập thêm thông tin về bản thân và môi trường xung quanh nhiều hơn và có thể hành động ngay. Dự báo của Gartner tập trung vào cơ hội phát triển các ứng dụng và dịch vụ có thể sử dụng thông tin đó để tạo ra mô hình tương tác với khách hàng, nhân viên và đối tác mới, và hướng tới xây dựng một tập hợp các mô hình kinh doanh và tiếp thị mới làm cho mối tương tác thế giới trở thành một tài sản thực sự có giá trị.

Đến năm 2020, dữ liệu tiêu dùng thu thập được từ các thiết bị mang theo người sẽ làm tăng 5% doanh thu của 1000 công ty lớn nhất toàn cầu (Global 1000). Ý nghĩa trong ngắn hạn: Số lượng các ứng dụng điện thoại thông minh yêu cầu chia sẻ dữ liệu người dùng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2015, cho thấy một sự gia tăng về số lượng các nhà tiếp thị hoặc chủ sở hữu tìm kiếm truy cập vào dữ liệu hồ sơ khách hàng.

Thiết bị mang theo người (wearables hay Wearable computing), nhanh chóng xâm nhập vào từng ngõ ngách trong xã hội, dẫn đầu là thị trường y tế và thể hình trị giá nhiều tỷ đô la và đang tăng trưởng. Trong thời hạn năm năm, thiết bị mang theo người sẽ trở nên tinh tế hơn, nắm bắt được những gì người dùng thấy, nghe hoặc thậm chí cảm nhận được thông qua phản ứng nhịp sinh học. Các rào cản kỹ thuật hạn chế việc áp dụng các thiết bị mang theo người (tuổi thọ pin, công nghệ tương tác thực tế - augmented reality, chip tiến hóa và băng thông) đang nhanh chóng làm xói mòn; mở cửa cho tư duy sáng tạo quyết định việc khai thác công nghệ này vì lợi ích thương mại đã được chứng minh bằng khoản đầu tư đáng kể trong công nghệ mang theo người từ Samsung, Google, Apple và Microsoft.

"Trong khi một số trong những chủ đề đột phá này có vẻ như không có tác động trực tiếp tới khối chức năng CNTT, chúng ta phải chấp nhận quan điểm rằng hiện nay CNTT là một phần của tất cả mọi thứ", chuyên gia Plummer cho biết. "Khi cấu trúc của các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp thay đổi, các hệ thống CNTT hỗ trợ chúng cũng thay đổi và cả các kỹ năng, quy trình và khả năng kiểm soát cần thiết để chúng hoạt động cũng vậy. Ngày mà các kiến trúc máy tính có chức năng in 3D tồn tại là do chúng ta, và những ngày mà việc kinh doanh số, máy thông minh hoặc mạng Internet của mọi thứ sẽ thay đổi mọi thứ có lẽ không xa nữa."

 (Nguồn Gartner)