Dịch vụ OTT và những tác động tới ngành công nghiệp viễn thông

Sách và cuộc sống - Ngày đăng : 21:45, 03/11/2015

Băng thông, dung lượng lưu trữ, điện toán đám mây và sự tăng trưởng của truy cập Internet thông qua các thiết bị di động đang từng bước làm thay đổi cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Thực tế, Internet đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thậm chí, giờ đây còn có cả những dịch vụ gọi thoại, tin nhắn miễn phí (OTT). Sự phát triển mạnh mẽ của loại hình dịch vụ này đã khiến không ít nhà mạng phải đau đầu.

Giới thiệu

Ngành công nghiệp viễn thông hiện đang thay đổivới tốc độchóng mặt. Để tồn tại và phát triển bền vững, các nhà cung cấp dịch vụ đã và đang không ngừng sáng tạo, xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh mới nhằm theo kịp và đáp ứng những thay đổi và xu hướng của thị trường. Kết quả là sự xuất hiện của mộtloạt cácdịch vụmới phong phú và hấp dẫn hơn với khách hàng. Thực tế, về khía cạnhcông nghệ và kỹ thuật đãrất nhiều cải tiến về băng thông,khả năng xử lý, dung lượng lưu trữ các giao diện người dùng. Sự tiến bộ của công nghệ kết hợp với sự sáng tạo dịch vụ đã tạo ra những phương thức giúp người tiêu dùngtương tácvà trải nghiệmthông tincũng như các dịch vụ giải trí dễ dàng và nhanh chóng hơn. Khả năng nắm bắt và hiểu rõnhu cầu của khách hàng đã giúp nhà mạng phân phối nội dungsố đúng đối tượng hơn.

Có lẽ chìa khóa quan trọng nhất để đạt được những thành tựu trên là các tiêu chuẩnmởcho phépthiết lập cáckết nối an toàntrên mạng Internet mở. Thông qua đó, nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau có thể phát triển và sáng tạo ra những giá trịmới, cung cấp dịch vụ trực tiếp tớikhách hàng đầu cuối sử dụng hệ thốngthanh toán điện tử. Hình thức này ngày càng phát triển rộng rãi và được gọi là các dịch vụOTT (over-the-top).

Gần đây, dịch vụ OTT được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông và trở thành mối lo ngại thực sự cho các nhà mạng. Tuy nhiên khái niệm OTT dường như vẫn còn khá xa lạ và khó hiểu đối với nhiều người. Một phần vì bản thân cái tên OTT đã là một khái niệm khá mơ hồ và chung chung chứ không tường minh như nhiều tên gọi dịch vụ khác. Song ngoài vỏ bọc chung chung đó, dịch vụ OTT thực ra khá dễ hiểu. Về cơ bản, có thể hiểu các dịch vụ OTT là những dịch vụ gia tăng trên nền mạng Internet do các nhà cung cấp dịch vụ nội dung thực hiện mà không phải do các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) trực tiếp đưa đến. Trong năm 2011, phân khúc dịch vụOTT chiếm khoảng 10% tổng lợi nhuận trong ngành công nghiệp viễn thông chiếm gần 50%tổng lưu lượng trongcác mạngbăng rộngdi độngcố định. OTT hiện đanglà phân khúc thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh,tại các thị trườngkhác nhau doanh thu từ loại hình dịch vụ này cũng tương đối khác nhau.

market-cap

Theo một báo cáo của Mobile Squared công bố tháng 8/2012 thì có tới 73,7% nhà mạng cho rằng tin nhắn SMS sẽ là dịch vụ bị đe dọa nhiều nhất bởi OTT, sau đó tới cuộc gọi thoại và video (Hình 2).

Đứng ở góc độ hoạt động kinh doanh, sự bùng nổ của các dịch vụ OTT đã mang lại cho các nhà mạng nhiều thách thức mới:

-          Theo kịp và đáp ứng sự phát triển của các công nghệ cũng như việc mở rộng quy mômạng,cung cấpchất lượng dịch vụ(QoS) yêu cầucho nhu cầu sử dụng và số lượng người dùng ngày càng tăng;

-          Tìm kiếm một phương thức để tạo doanh thu và lợi nhuận từsự tăng trưởng

Có thể thấy, khả năng mà các dịch vụ OTT chiếm phần lớn doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản (nhắn tin, gọi điện) là khá rõ ràng, đặc biệt khi chất lượng cuộc gọi OTT được nâng cao tiệm cận chất lượng cuộc gọi di động truyền thống sẽ khiến doanh nghiệp viễn thông trong khi phải đầu tư rất lớn cho hạ tầng viễn thông mà không có doanh thu tại các dịch vụ cơ bản chủ yếu, trong khi chi phí dịch vụ, doanh thu quảng cáo sẽ chi cho bên sở hữu dịch vụ OTT. Mặt khác, khi lưu lượng OTT tăng cao, phần mềm cung cấp thêm chức năng như tải nhạc, xem phim trực tuyến, gửi nhận file dung lượng cao sẽ gây tắc nghẽn băng thông 3G của nhà mạng. Thêm vào đó là những vấn đề về bảo mật, bởi các phần mềm OTT có thể cài thêm các chức năng theo dõi vị trí người sử dụng, kiểm soát toàn bộ dữ liệu trong điện thoại, danh bạ, tin nhắn hoặc nghiêm trọng hơn là phá hoại phần mềm của máy điện thoại. Do đó, đối phó với các dịch vụ OTT  được coi là một bài toán khó với nhiều nhà mạng. Sự bùng nổ của dịch vụ này khiến họ phải triển khai những đầu tư lớn nhằm nâng cấp hạ tầng mạng để cung cấp QoStốt hơn mà vẫn đảm bảo tối ưu chi phí hoạt động cũng như giá cước dịch vụ.LTE, với kiến ​​trúcphẳngbăng thông truy cậpcao hơn,cung cấpchi phí /bit thấp nhất,nên được nhiều nhà mạnglựa chọn cho việc nâng cấp trong tương lai.

Một thách thức lớnđối với các nhà mạng tạo doanh thu từ sựtăng trưởng, do đó cần có sự cân bằnggiữa chi phí và lợi nhuậndịch vụ. Bởi nếugiá cước cao sẽ khôngkhuyến khích được người sử dụng lựa chọn và sử dụng dịch vụ. Thực tế, thuê bao chỉtrả tiền cho đúnggiá trị mà họnhận được từ các dịch vụ, vì vậy dịch vụtốt,phổ biếnlà điều cần thiết. Ví dụ, tại Ấn Độ, người sử dụng3Gtrung bìnhtiêu thụ gần400MBmỗi tháng, mứcsử dụng3G chiếm khoảng 21%lưu lượng truy cập- phần còn lạilà 2G. Việc truy cậpvà giá cước 3G lànhững yếu tố chính quyết định việc sử dụng3G. Do đó, các nhà khai thác nước này đã thực hiện chiến lược giảmgiácước 3Gvà điều nàyđã làm giảm đáng kể việc truy cậpInternettạicác quán cà phê.

Hạ tầng mạng - Một nền tảng, một tiện ích

Cơ sở hạ tầngmạng củacácnhà khai thác chính là yếu tố chủ chốt để cung cấp các dịch vụ OTT.  Mạngban đầu đượcthiết lập chủ yếu dành chocác ứng dụng thoại vàtin nhắn SMS, do đó các nguồn doanh thu đều liên quan đến hai dịch vụ này. Tuy nhiên, với sự xuất hiện củadữ liệu các giao diệntruyền thôngmở, hạ tầng mạng đã trở thành mộtnền tảng hỗ trợ đối với các ứng dụngcụ thể. Hạ tầng mạnghiện nay được coi như là mộttiện ích hỗ trợmột hệ sinh tháicác thiết bịvà cácdịch vụcung cấp cho thuê bao bao gồm cả các dịch vụ OTT.

Những thành phần hạ tầng mạng được coi là tiện ích để hỗ trợ phân phối dịch vụ, bao gồm mạngtruy cập(hữu tuyến vô tuyến), backhaul(các mạng,đồng bộkhông đồng bộ, điện và quang), các đường truyền liênlục địa.

Sáng tạo nội dungvà phân phối dịch vụ OTT

Các nhà mạng kiểm soát các ứng dụng thoại vàtin nhắn SMS, sau đó phân phối chúng cho khách hàng. Do đó, chính nhà mạng cũng kiểm soátviệc phân phối giá trịcho khách hàng- tạo nên các liên kếttrong chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, sự phát triển của Web và các công nghệ đã và đang thay đổi chuỗi giá trị này.  Ví dụ, Amazonhoặc Apple cả hai nhà cung cấpthiết bị hiện còn cung cấpnội dung, ứng dụng và nhiều dịch vụ trực tiếpcho khách hàng. Như vậy, h đã cung cấp trực tiếp giá trị đến khách hàng, thông quacác thiết bịhọsản xuất và bán. Như vậy các dịch vụ OTT tạo ra những liên kếtmớitrongchuỗi giá trị. Khi đó, hạ tầng mạng đóng vai trò nhưmột tiện ích; dịch vụ được triển khai trên nền mạng,sử dụng các giao diệnkết nối mở.Các thuê baodịch vụOTTcó mối quan hệtrực tiếpvới nhà cung cấpdịch vụ OTT màkhông phụ thuộc vàonhà cung cấp mạng. Cho dù sử dụng mạng của nhà khai thác nào hay loại mạng nào (hữu tuyến hay vô tuyến), người tiêu dùng đều nhận đượccác dịch vụtrên bất kỳ mạngdữ liệu gì màhọ kết nối.

OTT và con đường phía trước

Sự phát triển mạnh của các OTT đang là xu hướng không thể tránh khỏi, do đó các nhà khai tháccần có những chiến lược hợp lý đểtham gia vàophân khúc này.Nhiều nhà phân tíchcho rằngcác nhà mạng cần sáng tạo và linh hoạt hơn trong phân khúcOTT, nếu không sẽ có thể mất đi mộtcơ hội tăng trưởngtrở thànhnhà cung cấpbăng thôngđơn thuần.Sự thành công của nhà cung cấpOTTphụ thuộc vàosự phong phú củanội dung/dịch vụ mà họcung cấp. Mặt khác, các nhà mạng cũng đượchưởng lợi từ các dịch vụOTTcung cấpcho các thuê baocủa mình.

Thực tế này đang  đặt ra cho các nhà quản lý một bài toán  để giải quyết một cách hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia thị trường. Cấm toàn bộ các ứng dụng hay để các dịch vụ OTT tự do phát triển xem ra đều là quá cứng nhắc và không nên áp dụng. Một giải pháp, một quy định, một chế tài cho phép các OTT hoạt động tự do trong một khuôn khổ nhất định xem ra là một giải pháp vẹn toàn hơn cả trong bối cảnh như hiện nay.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, chiến lược tối ưu cho các nhà mạng đối với phân khúcOTTkhuyến khíchsự phát triểncủa OTT, đồng thời tham gia xây dựnghạ tầnglưu trữvà phân phối, nhằm góp phần thúc đẩy sáng tạo các nội dung phong phú mới. Lớphạ tầngnày được coi là phân lớp liền kề và nằm giữacác nhà cung cấpnội dung/dịch vụnhà mạng. Ở đây xuất hiện cả quan hệ đối tácvà quan hệ cạnh tranh-quan hệ đối tác đối với hạ tầng mạng chung để cung cấp dịch vụ chocác thuê bao quan hệ cạnh tranh đối với hạ tầng riêng mà cung cấp các dịch vụ như điện toán đám mây chokhách hàng doanh nghiệp.

Tại các thị trường viễn thôngphát triển, như Mỹ,cảnhà cung cấp OTTnhà mạng đềutrưởng thànhtheo đúng nghĩa, do đó các nhà mạng có thể tập trungvào việc cung cấphạ tầngđiện toán đám mâyan toàntheo nhu cầu chokhách hàng doanh nghiệp. Còn tại các thị trường đang phát triển nhưẤn Độ, phân khúc OTTvẫn còn mới, nội dungdịch vụ còn khá hạn chế.Trong trường hợp này, các nhà khai tháccó lợi thế lớn hơn, họ có thể trở thànhnhà cung cấphạ tầng với quy mô lớn và kinh tế. Ngoài ra, hcũng có thể tham gia vào phân khúcOTTđể khuyến khíchphát triển cácnội dung vàdịch vụ, cung cấpnhiều giá trị hơncho thuê bao, nhằm thu hút và hấp dẫn thuê bao hơn,tăng lưu lượng sử dụngvà mang lại nhiều giá trị hơnchocác nhà cung cấpnội dung.

Tài liệu tham khảo:

1.      http://connect-world.com/

2.      White paper: “ Over The Top (OTT) Services: How Operators can ocercome the Fragmentation of Communication”. Report by Mobile SQUARED. August 2012.

3.      Cisco IBSG analysis, 2013