Những sai lầm phổ biến trong việc triển khai) ứng dụng điện toán đám mây (ĐTĐM)
Diễn đàn - Ngày đăng : 21:42, 03/11/2015
1. Thất bại trong việc lập kế hoạch xác định các ứng dụng tốt để triển khai ĐTĐM.
Các ứng dụng đòi hỏi các siêu máy tính, các ứng dụng chạy trên các cụm UNIX, và rất nhiều ứng dụng kế thừa chạy trên các máy tính lớn chưa chắc cần chuyển vào đám mây. Một số ứng dụng này rất phức tạp nên việc truyển khai trong phần cứng x86 và các môi trường phần mềm ảo có thể đòi hỏi tái kiến trúc hoặc viết lại các ứng dụng đó. Nếu triển khai trên đám mây công cộng thì các ứng dụng với những yêu cầu bảo mật cao có thể không phải là lựa chọn tốt.
2. Thất bại trong việc chọn mô hình đám mây riêng hay công cộng để phù hợp với việc triển khai các ứng dụng
Các ứng dụng có thể được triển khai trong các đám mây riêng hoặc các đám mây công cộng. Các đám mây riêng là những đám mây tại tổ chức, thuộc kiểm soát của tổ chức tạo ra chúng. Chúng có nhiều điểm tương đồng với các TTDL truyền thống hơn là với các đám mây công cộng.
Các đám mây công cộng nằm ngoài tổ chức. Cơ sở hạ tầng của một đám mây công cộng được xác định bằng nhà cung cấp đám mây và thể hiện một cách nhìn, cảm nhận rất khác so với TTDL truyền thống, thậm chí kể cả khi so với một đám mây riêng tại chỗ. Các tổ chức mắc sai lầm trong việc xác định các ứng dụng nào phù hợp với các đám mây công cộng và các ứng dụng nào phù hợp với các đám mây riêng. Một sai lầm chung khác nữa là sự thất bại trong việc định giá việc triển khai các ứng dụng trong mỗi mô hình điện toán đám mây trong ngắn hạn và dài hạn.
3. Các tổ chức có xu hướng tập trung vào việc “di cư” các máy chủ đến các đám mây hơn là việc triển khai các ứng dụng trong đám mây.
Khi các tổ chức quyết định di chuyển từ TTDL truyền thống đến một đám mây riêng thì việc quan tâm trước tiên là hợp nhất các máy chủ để cải thiện hiệu quả sử dụng máy chủ, giảm các chi phí đầu tư và vận hành. Tuy nhiên, việc trọng tâm nên làm phải là triển khai các ứng dụng trong đám mây. Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc trong việc tạo ra một ứng dụng và các công cụ quản lý cần thiết cho các ứng dụng trong môi trường đám mây. Sai lầm này tạo ra một số các sai lầm phổ biến khác.
4. Thất bại trong việc lên kế hoạch cho những thay đổi về hiệu năng của các ứng dụng trong đám mây
Việc triển khai ứng dụng trong một đám mây có thể làm giảm hiệu năng so với các TTDL truyền thống. Ban quản trị của các tổ chức thường tập trung vào sức mạnh của CPU, bộ nhớ, đĩa lưu trữ, … khi họ nghĩ về hiệu năng ứng dụng. Trong một TTDL truyền thống, một ứng dụng có thể chỉ là ứng dụng chạy trên một máy chủ. Ứng dụng được điều chỉnh trên máy chủ để có thể đạt đến mức độ hiệu năng chấp nhận được bằng cách sử dụng các công cụ giám sát máy chủ.
Khi một ứng dụng được triển khai trong một đám mây, nó sẽ chia sẻ các CPU vật lý, bộ nhớ vật lý, … trên một máy chủ ảo với một số ứng dụng khác trong một môi trường ảo được tạo ra bởi phần mềm như VMware ESXi hoặc Xen. Các ứng dụng đồng thời chia sẻ các tài nguyên vật lý của máy chủ lưu trữ ảo. Tối ưu hiệu năng cho các ứng dụng trong các đám mây là khởi đầu cho hệ sinh thái mới này.
Trước khi một ứng dụng được triển khai trong một đám mây, bạn cần tạo một yêu cầu hiệu năng cơ sở (baseline) cho các ứng dụng để đáp ứng yêu cầu công việc. Khi ứng dụng được triển khai trong các đám mây, bạn nên kiểm tra hiệu năng của nó và so sánh với yêu cầu cơ sở, thực hiện điều chỉnh cho đến khi đạt mức hiệu năng chấp nhận được trong các đám mây. Để thực hiện được việc phân tích hiệu năng, bạn sẽ cần các công cụ giám sát hiệu năng trong môi trường ảo.
5. Thất bại trong việc tìm hiểu những công cụ mới cần thiết để giám sát hoạt động của ứng dụng, bảo mật và lưu lượng mạng.
Một số tổ chức không hiểu được rằng các công cụ làm việc trong môi trường truyền thống là không đủ cho môi trường ảo của một đám mây. Các công cụ giám sát giúp trả lời các câu hỏi như : Hiệu năng của ứng dụng đạt mức nào? Liệu một ứng dụng có thể truy cập vào tài nguyên tính toán và băng thông lưu trữ khi cần? Thời gian phản ứng từ các thiết bị lưu trữ mà ứng dụng truy cập mất bao lâu? Liệu các ứng dụng có được bảo vệ khỏi những kẻ xâm nhập?
Ảo hóa tạo ra một lớp quản lý trên nền hệ thống giám sát truyền thống. Bạn không còn phải giám sát hiệu năng chỉ bằng cách nhìn vào các thiết bị vật lý nữa. Nhân viên vận hành mạng sử dụng lớp quản lý này để biết được mói quá trình xảy ra ở lớp ảo hóa và lớp vật lý.
Vì lưu lượng truy cập rất lớn xảy ra bên trong máy ảo mà không cần can thiệp vào mạng vật lý, bạn cần các công cụ có thể hoạt động trong môi trường ảo. Các công cụ giám sát vật lý không thể nhìn thấy được luồng lưu lượng giữa các máy ảo như máy chủ ảo, bộ định tuyến ảo, switch ảo… Cần có công cụ chuyên dùng trên môi trường ảo để giám sát hiệu năng ứng dụng và hiệu năng của các nguồn tài nguyên liên quan. Tương tự vậy, đối với các ứng dụng bảo mật như Catbird Network's vSecurity luôn giám sát lưu lượng trên mạng ảo.
6.Thất bại trong việc tìm hiểu làm thế nào để các ứng dụng phù hợp với toàn bộ đám mây điện toán.
Khi một ứng dụng được triển khai trong một đám mây, tất cả mọi thứ liên quan đến ứng dụng đó đều khác biệt như: hiệu năng, các công cụ giám sát, bảo mật, các công cụ quản lý hệ thống các máy chủ ảo và các bước triển khai ứng dụng. Những khác biệt đó tạo ra áp lực cho tổ chức có nhiệm vụ quản lý ĐTĐM. Điều này đòi hỏi các công ty cần phải thay đổi qui trình truyền thống để triển khai và quản lý các ứng dụng trong môi trường đám mây.
Lựa chọn các nhà cung cấp đám mây nghĩa là lựa chọn cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái có thể ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các ứng dụng trong một đám mây. Lựa chọn đúng đắn nhà cung cấp và phần mềm ảo hóa như máy chủ ảo bao gồm cách triển khai một ứng dụng phù hợp với toàn bộ mội trường ĐTĐM và xác định liệu bạn có thể chuyển các ứng dụng giữa đám mây riêng và công cộng để tận dụng lợi thế của mô hình ĐTĐM lai hay không.