Mô hình triển khai hệ thống CNTT lõi cho các tổ chức cỡ vừa và lớn theo kết hợp kiến trúc hướng dịch vụ và điện toán đám mây (phần 2)

Doanh nghiệp số - Ngày đăng : 21:41, 03/11/2015

Xây dựng một kiến trúc liên quan đến cung cấp các quy trình và công cụ tích hợp nhằm nắm bắt rõ hiện trạng nghiệp vụ và các hệ thống CNTT của tổ chức và mong muốn trong tương lai. Kiến trúc giúp tạo ra các bản thiết kế của đơn vị mà ở đó cho thấy các quy trình nghiệp vụ hiện nay như thế nào và cách thực hiện và khai thác tất cả năng lực của thành phần kiến trúc CNTT cơ bản.

b.Kiến trúc tham khảo đề xuất

Dựa trên yêu cầu đối với kiến trúc,  một kiến trúc tham khảo đã được đề xuất.Kiến trúc này được xây dựng theo hướng tiếp cận SOA ở đó các thành phần chính của kiến trúc được tổ chức dưới dạng các thành phần dịch vụ hỗ trợ triển khai các dịch vụ liên quan.

Lớp các kênh phân nối nội dung

Lớp này đóng vai trò tiếp nhận và phân phối và trình bày nội dung đến người dùng cuối thông qua các kênh thông tin. Các kênh thông tin có thể được triển khai trong các ứng dụng giao tiếp với người sử dụng cuối được phát triển và triển khai bằng các công nghệ khác nhau. Các ứng dụng chạy trên lớp này sẽ gọi các dịch vụ cung cấp bởi lớp hệ thống nền để thực hiện các chức năng như: lấy và xử lý và lưu trữ các thông tin, thực hiện các qui trình nghiệm vụ.

Lớp hệ thống nền

Các dịch vụ kết nối: Thành phần này cho phép các tài nguyên phi dịch vụ tạo ra các API riêng của chúng theo cách kết đôi cặp lỏng tiêu chuẩn.

Các dịch vụ thông tin: Các dịch vụ thông tin cung cấp phương pháp nhất quán trong biểu diễn, truy cập, duy trì, quản lý và phân tích dữ liệu có cấu trúc và các nội dung (dữ liệu phi cấu trúc) từ các nguồn thông tin không đồng nhất. Thành phần này sẽ hoạt động như một giao diện chuẩn hóa duy nhất  tới các nguồn dữ liệu phân tán đã được phát triển bằng cách sử dụng các công nghệ cơ sở dữ liệu khác nhau và được lưu trữ theo các định dạng khác nhau. Quan trọng hơn nữa, trong phạm vi thành phần này các nguồn dữ liệu được kết hợp, phân tích để đưa ra các thông tin trung thực và có giá trị cho tổ chức.

Các dịch vụ nghiệp vụ: Thành phần này cho phép từ các hoạt động nghiệp vụ cơ bản tạo ra các dịch vụ lõi hợp chuẩn  có thể được chia sẻ và sử dụng bởi các ứng dụng trong hoặc ngoài đơn vị.

Các dịch vụ quy trình nghiệp vụ: Thành phần này cho phép tạo ra, triển khai và quản lý các quy trình nghiệp vụ giao nhau một cách hợp chuẩn.

Hạ tầng tích hợp: Thành phần này cho phép các ứng dụng khác nhau được xây dựng bởi các công nghệ khác nhau hoạt động cùng nhau một cách hiệu quả và có khả năng mở rộng.

Các dịch vụ bảo mật:Thành phần này cung cấp các giải pháp xác thực và bảo mật đối với các yêu cầu về xác thực, cấp phép và quản lý an toàn các ứng dụng và quy trình nghiệp vụ.

Quản trị dịch vụ:Thành phần này cho phép công bố, quản lý các dịch vụ cho các mục đích tìm kiếm, thống  kê, sử dụng một cách an toàn.

Các dịch vụ chung: Các dịch vụ này là các dịch vụ tiện ích thường được sử dụng chung cho nhiều ứng dụng và dịch vụ.

Lớp lưu trữ dữ liệu

Lớp này có chức năng lưu trữ dữ liệu được lưu trữ sử dụng các công nghệ khác nhau. Sự đa dạng của nguồn dữ liệu cả ở khía cạnh nội dung và kỹ thuật đòi hỏi phải có phương tiện truy cập tới các nguồn dữ liệu một cách nhất quán tuân theo các giao tiếp chuẩn. Điều này là khó thực hiện tại lớp này mà các giao tiếp chuẩn truy cập dữ liệu được xây được xây dựng ở lớp hệ thống nền.

c.Mô hình phối hợp phát triển dịch vụ mới

Một trong những ưu điểm của hướng tiếp cận SOA là nó cho phép sự phối hợp hiệu quả giữa nhóm quản lý, nhóm nghiệp vụ chuyên môn và nhóm kỹ thuật công nghệ thông tin. Để phát huy hiệu quả phối hợp, cần thiết phải có một mô hình phù hợp để có thể truyền tải kiến trúc hệ thống đến các nhóm người dùng khác nhau. Một mô hình theo lớp của kiến trúc tham khảo được đề xuất như hình 2.

Mô hình này được sử dụng để truyền tải tinh thần của kiến trúc đến với những bên liên quan chuyên và không chuyên về kỹ thuật.

Nhóm ra quyết định về nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến việc xác định và ra quyết định liên quan đến lớp nghiệp vụ bao gồm:

Miền chức năng – Đối với một tổ chức, việc hoạch định chiến lược và thực hiện có hiệu quả các dự án CNTT có liên quan gặp nhiều khó khăn do thiếu cái nhìn bao quát về nghiệp vụ hiện tại cũng như toàn cảnh CNTT và việc xây dựng một chiến lược CNTT linh hoạt, có khả năng thích nghi và định hướng nghiệp vụ là khó khăn. Do đó, lớp thông tin này mô tả rõ hơn chiến lược của tổ chức liên quan đến những phân đoạn nghiệp vụ thích hợp, các năng lực lõi của đơn vị.

Quy trình nghiệp vụ: Xây dựng một kiến trúc liên quan đến cung cấp các quy trình và công cụ tích hợp nhằm nắm bắt rõ hiện trạng nghiệp vụ và các hệ thống CNTT của tổ chức và mong muốn trong tương lai. Kiến trúc giúp tạo ra các bản thiết kế của đơn vị mà ở đó cho thấy các quy trình nghiệp vụ hiện nay như thế nào và cách thực hiện và khai thác tất cả năng lực của thành phần kiến trúc CNTT cơ bản. Các quy trình nghiệp vụ nào nên được bào hàm trong một miền chức năng.

Dịch vụ nghiệp vụ: Là các dịch vụ cơ bản và cốt lõi của các đơn vị, là các dịch vụ nội bộ và được chia sẻ vì các mục đích chia sẻ dữ liệu và chức năng.

Nhóm ra quyết định về công nghệ như đơn vị phát triển CNTT sẽ chủ yếu liên quan đến hoạt động ra quyết định về các khía cạnh sau:

-          - Các dịch vụ phần mềm:Làm thế nào để cài đặt các dịch vụ nghiệp vụ dưới dạng các dịch vụ phần mềm trong hạ tầng kỹ thuật một cách hợp chuẩn, đáng tin cậy và có dễ dàng mở rộng.

-           - Các thành phần phần mềm: Sử dụng để cài đặt các dịch vụ phần mềm

Lớp thành phần phần mềm có thể được phân lớp cụ thể như sau:

Lớp ứng dụng: Lớp các ứng dụng sẽ hỗ trợ xây dựng các hoạt động nghiệp vụ và mô tả các chức năng nghiệp vụ cần thiết trong các hệ thống ứng dụng CNTT cơ bản

Lớp thông tin: Thông tin là đóng vai trò cốt yếu điều khiển các hoạt động của một tổ chức; luồng thông tin mang lại giá trị đối với người sử dụng. Việc chuyển dữ liệu thô thành những thông tin có ý nghĩa mang lại giá trị với hoạt động nghiệp vụ là một trong những mục tiêu quan trọng của kiến trúc

Lớp hạ tầng: Lớp hạ tầng bao gồm hệ thống mạng, máy chủ và hạ tầng lưu trữ, hỗ trợ các chức năng ở lớp cao hơn như các ứng dụng, cơ sở dữ liệu hoặc máy chủ email. Do áp lực về chi phí nên các cơ quan đơn vị yêu cầu tính linh hoạt và linh động từ lớp này nhiều hơn, dẫn đến các giải pháp tối ứng sử dụng tài nguyên như ảo hóa được áp dụng.

(còn nữa)