Đánh giá tạp chí khoa học công nghệ trong lĩnh vực CNTT&TT - Hướng tới đẳng cấp quốc tế (Phần 2)
Diễn đàn - Ngày đăng : 21:41, 03/11/2015
Kiến nghị những triển khai ban đầu đối với Chuyên san BCVT&CNTT
Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá tạp chí khoa học nêu trên thì hiện Chuyên san BCVT&CNTT là ấn phẩm duy nhất của Tạp chí CNTT&TT có thể đăng ký vào danh sách cơ sở dữ liệu quốc tế được trích dẫn. Cho đến nay, Chuyên san đã đã có kinh nghiệm triển khai 12 năm (ấn bản Tiếng Việt) và 5 năm (ấn bản Tiếng Anh) [5]:
-Ấn bản Tiếng Việt đang được đánh giá ở mức cao nhất trong ngành khoa học về CNTT&TT của Hội đồng xét chức danh Giáo sư.
-Ấn bản Tiếng Anh chưa được chấm điểm tự động. Nhưng nếu gộp nhiều công trình thì cũng đã được Hội đồng xem xét đánh giá.
Hiện Chuyên san chưa có đổi mới đột phá, qui trình biên tập, phản biện vẫn được thực hiện theo phương pháp cổ điển. Ngoài ra, Chuyên san còn gặp một số khó khăn, tồn tại sau:
-Sự cạnh tranh từ các tạp chí khác như Tạp chí Tin học & Điều khiển, Tạp chí liên kết của các trường Đại học kỹ thuật và Tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia. [3]
-Chuyên san Tiếng Anh còn bị cạnh tranh của Tạp chí nước ngoài.
Do vậy, Chuyên san cần được đổi mới toàn diện và đồng bộ. Cần thiết phải xây dựng Chuyên san trở thành một tạp chí KHCN hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực CNTT&TT với định hướng đánh giá chuẩn mực quốc tế, nơi các tập thể, cá nhân trong các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, doanh nghiệp công bố, tham khảo kết quả các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực CNTT&TT.
Tạp chí cần xây dựng kế hoạch đạt đẳng cấp quốc tế về các tiêu chí để đưa Chuyên san vào danh mục tạp chí của SCOPUS – Mộ danh mục vừa sức, tạo đà đăng ký vào danh mục của ISI sau này nếu có điều kiện. Việc đổi mới, tăng cường hoạt động của Chuyên san, trước mắt chưa theo được các tạp chí chuẩn quốc tế có trong danh sách SCOPUS thì cũng phải bám sát 5 tiêu chí trên với 3 nhóm giải pháp cần thực hiện sau đây:
1.Kiện toàn hội đồng biên tập đảm bảo có uy tín cao (trọng số 55%)
-Đối với khối các trường, viện: là các nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế; ưu tiên người có công trình theo được trích dẫn trong cơ sở dữ liệu quốc tế như của ISI hay SCOPUS;
-Đối với khối doanh nghiệp: nhà khoa học có công trình khoa học được ứng dụng triển khai có hiệu quả trên thực tế trong một doanh nghiệp mạnh về nghiên cứu khoa học.
2.Tăng cường qui trình làm việc để nâng cao số lượng, chất lượng bài báo (trọng số 20%)
-Qui trình làm việc chuyên nghiệp, khách quan theo tiêu chuẩn quốc tế;
-Quảng bá, khuyến khích các tập thể cá nhân thuộc các trường, viện gửi bài báo. Tác giả đang thực hiện nghiên cứu (hoặc được tài trợ nghiên cứu) từ cở sở nào thì bài báo sẽ được tham chiếu đến tập thể cơ sở đó.
3.Tổ chức giải thưởng khoa học uy tín
Xây dựng và đánh giá, tổ chức trao Giải thưởng do bình bầu Tạp chí hàng năm/ hai năm, ví dụ như: đơn vị có nhiều có nhiều bài báo đăng nhất; tác giả có nhiều bài đăng nhất; bài báo hay nhất (Best paper), .v.v.
Kết luận và kiến nghị
Có nghiên cứu khoa học thì phải có công bố kết quả nghiên cứu, việc công bố này chính là phần đáng kể để đánh giá “đẳng cấp” của công trình nghiên cứu đó. Việc xây dựng một số tạp chí đặt đẳng cấp quốc tế trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như CNTT&TT là cấp thiết và đã được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm.
Để xây dựng một tạp chí khoa học nói chung có chất lượng và phát triển bền vững, chúng ta phải chú ý ba vấn đề lớn sau: Một là, ban biên tập và tác giả phải đến từ những đơn vị khác và quốc gia khác nhau; Hai là, Quy trình thẩm định ngang hàng (phản biện) nghiêm ngặt (những người đánh giá bên ngoài không nằm trong ban biên tập, tỉ lệ từ chối các bài viết đáng); Ba là, bài xuất bản có giá trị xuất sắc (ngữ pháp tốt, số liệu theo định dạng thống nhất, không có lỗi sai, cách trình bày thống nhất).
Mỗi tạp chí có thể chủ động xây dựng kế hoạch đổi mới của mình hướng tới tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu chí số trích dẫn, thì không chỉ một tạp chí có thể thực hiện được mà cần phải có một sở sở dữ liệu quốc gia chung – đây là vấn đề Việt Nam cần xem xét thực hiện. Để tránh việc phải chờ đợi nằm ngoài tầm kiểm soát của mỗi tạp chí, chúng tôi khuyến nghị tạp chí khoa học cần xây dựng trường trình để được chấp nhận trong danh mục xếp hạng của tốc chức quốc tế ISI hoặc SCOPUS.
Tài liệu tham khảo
[1]. Hồ Tú Bảo, Đánh giá định lượng kết quả nghiên cứu khoa học, Tạp chí Hoạt động Khoa học và Công nghệ, 07/2010.
[2]. Derik Duncombe, Quy trình xem xét, đánh giá & chấp nhận tạp chí đưa vào SCOPUS, Hội thảo Nâng cao chất lượng tạo chí khoa học trong các cơ sở giao dục đại học, 12/2011.
[3]. Tạ Bá Hưng, Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến, Hội thảo Nâng cao chất lượng tạo chí khoa học trong các cơ sở giao dục đại học, 12/2011.
[4]. Nguyễn Quang Hưng, Đổi mới đào tạo đại học trong lĩnh vực CNTT&TT - Yêu cầu tất yếu để Việt Nam trở thành nước mạnh, Tạp chí CNTT&TT, Tháng 11 năm 2011.
[5]. Đề tài Tạp chí CNTT&TT, Bộ TT&TT 2011