Đào tạo nguồn nhân lực Công nghiệp Nội dung số: Từ kinh nghiệm quốc tế cho đến thực trạng Việt Nam (P2)

Tin tức - Ngày đăng : 20:56, 03/11/2015

Dưới góc nhìn tích cực thì việc áp dụng có sáng tạo và linh hoạt những kinh nghiệm về đào tạo của các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tạo được lợi thế cạnh tranh cho riêng mình trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay.

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CNNDS VIỆT NAM

Tính đến nay, Việt Nam đã có gần như đầy đủ các sản phẩm của ngành CNNDS từ: Game, Đào tạo trực tuyến, Nội dung trên Internet, Nội dung cho điện thoại di động, thư viện điện tử,... và từ năm 2009- 2011,tốc độ phát triển luôn ở trên mức mục tiêu. Tuy nhiên, đến năm 2012 và 2013, lĩnh vực nội dung số chịu tác động của suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng cũng bị giảm sút. Năm 2012, doanh thu lĩnh vực này chỉ đạt 1,24 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2011 - một con số rất nhỏ nếu so sánh với sự tăng trưởng 50% trước đây và con số mục tiêu tăng trưởng trung bình 35%.

Trên thực tế, nhân lực cho ngành CNNDS tại Việt Nam cũng là vấn đề rất cần sự quan tâm vì hiện nay nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong ngành này là rất lớn và cấp bách, vượt quá khả năng đáp ứng của ngành đào tạo nhân lực. Các trường chưa có nhiều khoá học, môn học chuyên sâu về công nghệ nội dung số. Ngay tại các trường đào tạo về CNTT, Kinh tế, Ngoại thương,... được coi là đầu vào quan trọng cho ngành CNNDS thì có hơn 60% sinh viên trả lời phỏng vấn chưa từng được nghe đến khái niệm “ngành CNNDS". Trong báo cáo của Measuring the Information Society 2011 của ITU, chỉ số kỹ năng CNTT-TT của Việt Nam đứng ở vị trí 108/152 (giữ nguyên so với năm 2008), đứng sau rất nhiều nước trong khu vực châu Á như Malaysia (92), Trung quốc (93), Indonesia (94).

Thực trạng quản lý nhà nước và các chính sách hỗ trợ

Ngày 23/4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển trong đó có ngành CNNDS. Được Thủ tướng đồng ý cho phép kéo dài đến năm 2015, các Chương trình này hiện tại đang được triển khai, bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do bối cảnh khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế thời gian qua làm cho nhiều nội dung quan trọng không thể triển khai đồng bộ, tạo hiệu quả cao. Một số Bộ, ngành, địa phương và DN chưa thực sự tham gia vào Chương trình. Quá trình triển khai Chương trình cho thấy, thiếu các văn bản hướng dẫn về cơ chế tài chính và định mức kỹ thuật.

Ngày 3/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg về "Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam“. Quyết định này là tiền đề cho dự án "Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho doanh nghiệp". Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng và chất lượng của các khóa đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong ngành này.

Bộ TTTT là cơ quan quản lý nhà nước về phát triển CNNDS, trong đó có hai đơn vị tham mưu chính về lĩnh vực này là Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam và Vụ Công nghệ thông tin.

Thực trạng công tác đào tạo tại các doanh nghiệp

Trên thực tế, đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thuộc ngành CNNDS chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Doanh nghiệp vẫn coi đây là một khoản chi phí lớn và chưa có ý nghĩa thiết thực. Điều này bắt nguồn từ những lý do:

-Doanh nghiệp đã không gắn đào tạo vào chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Mục tiêu đào tạo chủ yếu là giúp nhân viên làm tốt hơn và giải quyết những khó khăn đang tồn tại trong công việc hiện tại.

-Không có những chế tài khuyến khích người lao động đào tạo và tự đào tạo cho bản thân. Nguồn nhân lực trong ngành CNNDS có chất lượng rất cao với hơn 90% nhân sự tốt nghiệp từ cao đẳng và đại học trở lên. Họ có nhận thức tốt và sẵn sàng học hỏi để phát triển. Chính vì vậy, những khuyến khích hoặc phần thưởng xứng đáng cho những sản phẩm mới họ tạo ra được từ kết quả học tập - đào tạo sẽ là động lực để họ gắn bó và đóng góp cho doanh nghiệp.

-Ít sử dụng hình thức đào tạo Elearning cho dù hình thức này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp CNNDS bởi tính hiệu quả, tính liên tục và tiết kiệm chi phí, thời gian. Vấn đề khó ở đây là việc xây dựng được ý thức học tập trong nhân viên vì hình thức đào tạo này không có sự kiểm soát của giảng viên.

-Có rất ít doanh nghiệp tổ chức đào tạo định hướng cho nhân viên mới mà chủ yếu tuyển dụng nhân sự và sử dụng nhân sự làm việc ngay. Hình thức đào tạo nhân viên mới chủ yếu là hướng dẫn trực tiếp trong công việc. Điều này giúp cho doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng được nhu cầu thiếu người trước mắt nhưng lại khiến cho quá trình học hỏi, làm việc của nhân viên mới khó khăn hơn. Việc tìm hiểu về công ty, về văn hóa, định hướng, mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn,... sẽ giúp cho nhân viên biết mình đang được đưa đi đến đâu và mình cần phải làm gì, điều chỉnh hành vi gì cho phù hợp với môi trường văn hóa xung quanh. Họ cần phải biết tự hào
với những sản phẩm, vớidoanh nghiệp  
mình đang gắn bó và biết yêu công việc mình đang làm để từ đó có cố gắng, có nỗ lực, chủ động học tập để phát triển bản thân.

-Thường không  chủđộng tham gia  và đề xuất các chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực với các cơ quan nhà nước. Để hỗ trợ tốt hơn cho việc ra chính sách của Nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động tham gia và đề xuất các chính sách nhằm phát triển được nguồn nhân lực đầu vào tốt hơn, nhiều hơn chodoanh nghiệp. Vídụ, việc tổ chức lại hệ thống giáodục, đàotạo tạicác trường ngay    từ bậc phổ thông cho tới đại học và trường nghề để nhiều nghề trong ngành CNNDS có thể được học sinh tiếp cận sớm từ bậc phổ thông. Từ đó, học sinh sẽ định hướng được mục tiêu học tập để tham gia vào ngành công nghiệp này.

Một vài doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực NDS tại Việt Nam cũng đã tham gia vào thị trường đào tạo để đào tạo đội ngũ nhân sự cho bản thân doanh nghiệp cũng như cho các doanh nghiệp bên ngoài như VTC và FPT. Tuy nhiên, cơ bản mới đáp ứng được một phần về vấn đề kỹ thuật còn mảng nghệ thuật và kinh doanh thì vẫn cần có sự tham gia mạnh hơn và sâu hơn của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Thế giới đã trải qua rất nhiều giai đoạn để có thể tiến tới một kỷ nguyên mới của ngành CNNDS với giá trị sản phẩm lớn hơn rất nhiều ngành công nghiệp khác. Những quốc gia phát triển trong lĩnh vực NDS đều là những nước phát triển và có bề dày truyền thống về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Những kinh nghiệm của các quốc gia cũng như các doanh nghiệp lớn trên thế giới và trong khu vực châu Á có thể hỗ trợ cho Việt Nam trong giai đoạn ban đầu phát triển ngành CNNDS. Dưới góc nhìn tích cực thì việc áp dụng có sáng tạo và linh hoạt những kinh nghiệm về đào tạo của các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tạo được lợi thế cạnh tranh cho riêng mình trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự đầu tư và quan tâm đúng mức không chỉ từ Nhà nước mà từ chính các doanh nghiệp trong ngành.

Tài liệu tham khảo

[1].Department of Investment Services, M.o.E.A.-T.s.g., Digital Content Industry: Analysis & Investment Opportunities 2007.
[2].MA YUNFEI, S.-G.o.Z.D.C.I.A., Digital Content, an Industry for theFuture. http://cib.shangbao.net.cn/298/2013/0809/228591. html.
[3].SHIM, Y.-S.R.A.K.W., The Korean Case study: Past Experience and New Trends in Training Polbies. Word Bank and Korean Ministry of Labor on Skills Development, 2009.
[4].industry, S.-t.S.S.C.f.t.C.M., Strategc Skills Assessment for the Creative Media Industry December 2009.
[5].ICTC, Employment, Investment and Revenue in the Canadian AppEconomy. Information and Comminications Technology Council 2012.
[6].Ireland, I.N., The Northern Ireland Digital Content Strategy.2010.
[7].Livingstone, I. and C.G.S.F.C.D. Chair, Eidos www.eidos. co.uk. Creating the Future the UK SkiHsActm Plan for the Interactive Media and Computer Games Industries.
[8].thestar.com, A look inside Facebook’s ‘Bootcamp’ for new employees.http://www.thestar.com/business/2012/04/18/a_ lookJnside_facebooks_bootcamp_foMiew_employees.html.
[9]. IBM, Corporate Service Corps, http://www.ibm.com/ibm/ responsibility/corporateservicecorps/studyl.html, 2012.
[10],bersin.com, The Real Succession Plan For Steve Jobs: Apple Thinks Different With Apple University, http://www.bersin.com/blog/ post/The-Real-Succession-Plan-For-Steve-Jobs-Apple-Thinks- Different-With-Apple-University.aspx, 2011.
[11].Albanesius, C., Infograph'ic: Can ‘Apple University' Help You Think Like Steve Jobs? http://www.pcmag.com/ article2/0,2817,2391818,00.asp, 2011.
[12].http://management-training-guru.com/, HR Strategy at Apple Make Their Employees Creative and Innovative - See more at: http://management-training-gum.com/2013/12/hr-strategy-at- apple-make-their-employees-creative-and-innovative/#sthash. bWgwRb07.dpuf.http://management-training-guru. com/2013/12/hr-strategy-at-apple-make-their-employees- creative-and-innovative/.
[13].Noe, R., Employee Training & Development fifth Edition. 2010: MccGraw-Hill.

Đinh Thị Hồng Duyên

(TCTTTT Kỳ 2/6/2014)