Giới thiệu đo kiểm tương tác hoạt động và tuân thủ trong IPv6
Diễn đàn - Ngày đăng : 20:49, 03/11/2015
Với tốc độ phát triển Internet trong những năm gần đây, nguồn tài nguyên không gian đỉa chỉ Internet IPv4 dần trở nên cạn kiệt. Trước tình hình này, các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng quan tâm đến IPv6 để khắc phục giới hạn không gian đỉa chỉ của IPv4, nhằm cung cấp dịch vụ Internet một cách liên tục và không bị gián đoạn. Hiện nay, hầu như tất cả các thiết bị, phần mềm cơ bản đều sẵn sàng hỗ trợ IPv6. Bài báo này sẽ cập nhật và phân tích một số thông đến đo kiểm IPv6 theo các quan điểm khác nhau.
ĐO KIỂM TUÂN THỦ VÀ TƯƠNG TÁC HOẠT ĐỘNG
Khái niệm về đo kiểm IPv6
Mạng IPv6 đã triển khai rộng khắp, các thiết bị sản phẩm hỗ trợ sử dụng trong mạng Internet đều đã được tích hợp hỗ trợ IPv6. Một câu hỏi đặt ra là làm sao để biết thiết bị đó đã sẵn sàng hỗ trợ IPv6 cũng như tại sao phải tiến hành đo kiểm sản phẩm IPv6 trước khi tung ra thị trường. Như chúng ta đã biết các nhà sản xuất thiết bị sản phẩm hỗ trợ IPv6 trên thế giới luôn tuyên bố là tuân thủ theo các RFC của IETF. Tuy nhiên IPv6 được IETF chuẩn hóa với hơn 60 RFC và các RFC này có phạm vi rất rộng và phức tạp, do vậy việc triển khai tuân thủ theo các RFC thường rất khó khăn và dễ gây nhầm lẫn. Kết quả là việc kết nối giữa các thiết bị của các nhà sản xuất cũng như kết nối giữa IPv6 và IPv4 trong thực tế có thể gặp nhiều khó khăn. Do vậy cần phải đo kiểm các sản phẩm này bằng một công cụ đo độc lập nhằm kiểm tra việc tuân thủ theo các RFC, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo mật của khách hàng. Theo quy định của các tổ chức, diễn đàn thúc đẩy phát triển IPv6 trên thế giới, việc đo kiểm thiết bị sản phẩm hỗ trợ IPv6 thực hiện theo các bài đo: đo kiểm khả năng tuân thủ (Comformace test) và đo kiểm khả năng tương tác hoạt động thiết bị IPv6 với các thiết bị khác (Interoperability test).
Đo kiểm tuân thủ là quá trình kiểm tra tuân thủ theo các chuẩn của các tổ chức chuẩn hóa. Hỗ trợ hoàn toàn IPv6 bao gồm một số các chỉ tiêu, yêu cầu quan trọng mà hầu hết đã được chuẩn hóa. Mặc dù, tính đến thời điểm hiện nay có rất nhiều các nghiên cứu, thảo luận về đo kiểm tra tuân thủ, tuy nhiên phẩn lớn các bài đo dựa trên phương pháp đo kiểm tuân thủ ISO/IEC 9646.
Trong khi đó, đo kiểm tra tương tác hoạt động thiết bị IPv6 với các thiết bị khác là quá trình kiểm tra hai thành phẩn, hệ thống có khả năng làm việc với nhau một cách hiệu quả và không có lỗi trong quá trình trao đổi thông tin. Bước đẩu tiên để khẳng định một thiết bị có tương tác hoàn toàn với thiết bị khác hay không là phải đảm bảo tuân thủ theo các chuẩn quy định. Sau đó các sản phẩm thiết bị đã tuân thủ theo các quy định IPv6 sẽ được đo kiểm với các sản phẩm của nhiều nhà cung cấp (multi - vendor). Hiện nay, trên thế giới có chương trình gán nhãn IPv6 Ready Program và các dự án đo kiểm IPv6 cũng như một số phòng đo kiểm tham gia đo kiểm IPv6.
Chương trình gán nhãn IPv6 Ready
Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển và chứng nhận năng lực các thiết bị IPv6, năm 2003 tổ chức IPv6 Forum đã triển khai chương trình gán nhãn IPv6 Ready. Theo đó các sản phẩm thiết bị được gán nhãn IPv6 Ready sẽ đảm bảo khả năng sẵn sàng sử dụng trong mạng IPv6.
Để nhận được Logo IPv6 Ready, các thiết bị sản phẩm IPv6 phải đáp ứng hoàn toàn các chỉ tiêu kỹ thuật mà các chuẩn quy định phải tuân thủ và đảm bảo tương tác hoạt động với các thiết bị khác của các nhà sản xuất thiết bị IPv6 khác. Khi một sản phẩm không đảm bảo cả hai tiêu chí nêu trên, chẳng hạn thiết bị sản phẩm IPv6 không đáp ứng tất cả các tiêu chí kỹ thuật theo các chuẩn quy định mặc dù sản phẩm này có khả năng tương tác hoàn toàn với nhiều thiết bị sản phẩm IPv6 của các nhà sản xuất khác, thì sẽ không được cấp Logo IPv6 Ready. Logo IPv6 Ready có thể cấp phát cho nhiều loại thiết bị sản phẩm IP khác nhau như Host, Router và thiết bị đặc biệt khác (firewall..).
Chương trình IPv6 Ready được chia làm các giai đoạn:
-Giai đoạn 1 (Logo bạc): bắt đẩu từ tháng 9/2003 với công cụ phẩn mềm của dự án TAHI để đo kiểm khả năng hỗ trợ các tính năng cơ bản của IPv6 trong các thiết bị sản phẩm. Trong giai đoạn này, để đạt được Logo bạc các thiết bị sản phẩm phải đảm bảo hỗ trợ 100% các giao thức lõi IPv6 bắt buộc (theo quy định của RFC 2460, 2461, 2462 và 2463) và phải đảm bảo tương tác hoạt động với 04 thiết bị (Router và Host) của các nhà sản xuất khác.
-Giai đoạn 2 (Logo vàng): Được bắt đẩu từ tháng 2/2005 với mục tiêu chứng nhận hỗ trợ hoàn toàn các giao thức lõi IPv6 và một vài tùy chọn nâng cao khác. Để đạt được Logo vàng ngoài các yêu cẩu tương tự như Logo bạc thì cẩn phải đáp ứng các tiêu chí về tuân thủ và tương tác hoạt động với PMTUD, IPSec hay MIPv6. Ủy ban logo IPv6 khuyến khích các nhà sản xuất thiết bị cẩn đạt các yêu cẩu để có logo giai đoạn 2.
Việc cấp Logo IPv6 Ready được thực hiện bởi Ủy ban quản lý Logo của Forum IPv6 theo các trình tự như sau:
-Các hãng có nhu cầu gán Logo IPv6 Ready cho sản phẩm của mình cẩn thực hiện đo kiểm sản phẩm theo 2 bài đo về khả năng tuân thủ (Comformace test) và khả năng tương tác hoạt động thiết bị IPv6 với các thiết bị khác (Interoperability test). Việc test này các hãng có thể tự đo kiểm (với hãng có phòng đo kiểm) hoặc thuê các phòng đo kiểm bên ngoài (các phòng đo được Ủy ban IPv6 thừa nhận hoặc các phòng đo kiểm phù hợp khác).
-Các hãng gửi đơn đề nghị được cấp Logo cho sản phẩm, các kết quả test (kèm các logfile) lên Ủy ban và lựa chọn phòng Lab được Ủy ban IPv6 Ready thừa nhận để kiểm tra lại kết quả đo.
-Phòng Lab được lựa chọn sẽ thực hiện kiểm tra kết quả đo kiểm của sản phẩm.
-Nếu kết quả là phù hợp, phòng đo kiểm gửi đề xuất để cấp Logo cho sản phẩm của hãng đó.
-Ủy ban IPv6 xem xét cấp Logo IPv6 cho dòng sản phẩm trên.
CÁC CÔNG CỤ ĐO KIỂM IPv6
Công cụ đo kiểm IPv6 là bộ phần mềm thực hiện đo kiểm khả năng tương tác giữa các thiết bị và đo kiểm tra tuân thủ theo các chuẩn. Thông thường bộ công cụ đo kiểm này gồm một phần mềm đo kiểm, thư viện chứa các kịch bản đo. Mặc dù trên thị trường xuất hiện các thiết bị đo chuyên dụng liên quan đến đo kiểm IPv6, tuy nhiên tính đến thời điểm này, các phòng đo kiểm theo chương trình IPv6 Ready như BII (Trung Quốc), CHT-TL (Đài Loan), JATE (Nhật Bản), TEC (Ấn Độ), TTA (Hàn Quốc), IRISA (châu Âu) và UNH - IOL (Mỹ) đều sử dụng các phần mềm của dự án TAHI, IOL. Trong đó sản phẩm của dự án TAHI áp dụng cho các phòng đo thuộc khu vực châu À, châu Âu và châu Mỹ sử dụng công cụ đo kiểm IOL. Sản phẩm của dự án TAHI bao gồm bộ công cụ đo kiểm đánh giá khả năng tuân thủ IPv6 theo các chuẩn IETF (v6eval) và khả năng tương tác hoạt động thiết bị IPv6 với thiết bị khác (velm, vela, velo). Các công cụ này khởi tạo và phân tích các gói tin IPv6 với điều kiện phải chạy trên nền hệ điều hành mở FreeBSD. Bộ công cụ phần mềm này cho phép đo kiểm giao thức lõi IPv6, IPsec, MIPv6, NEMO, DHCPv6 và SIP. Việc đo kiểm IPv6 tại UNH- IOL được thực hiện bởi nhóm thúc đẩy IPv6.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có một số hãng sản xuất thiết bị đo có các giải pháp liên quan đến đo kiểm IPv6 như IXIA hay Veryx Technologies.
Hãng IXIA có giải pháp đo kiểm Automated Network Validation Library, là phần mềm được cài đặt trên các máy PC cấu hình cao hoặc thân máy XM2. IXANVL bao gồm hơn 1.000 bài đo tuân thủ các giao thức với hơn 160 chuẩn IETF/ITU-T. IXANVL đo kiểm các thiết bị mạng lớp 2-7 tuân thủ theo các chuẩn công nghiệp. Nguyên lý hoạt động: thư viện gồm các bài đo có sẵn dựa trên các RFC, người dùng chọn bài đo, chỉnh sửa theo nhu cầu (nếu có), phát bản tin vào thiết bị cần đo kiểm (DUT), nhận các bản tin phản hồi từ DUT, đánh giá Pass/Fail theo thiết lập của người dùng.
Veryx Technologies là nhà cung cấp các giải pháp đo kiểm và hiệu chuẩn mới cho công nghiệp viễn thông toàn cầu. Đối với đo kiểm liên quan đến IPv6, Veryx Technologies có giải pháp phần mềm ATTest -CTSS IPv6 Readytest cung cấp cho các nhà sản xuất thiết bị, các nhà cung cấp dịch vụ một giải pháp dễ dàng và hiệu quả để chuẩn bị hướng đến chứng nhận Logo IPv6 Ready. ATTest-CTS kiểm tra tính tuân thủ và tương thích của thiết bị cần đo DUT như các chức năng của diễn đàn IPv6 ready logo Phase 2 (Logo vàng). Veryx đưa ra một tập bài đo để kiểm tra các Host và Router. ATTest-CTS IPv6 Ready Test: gồm 328 bài đo cho Router và 324 bài đo cho Host. Ngoài ra, còn có các bài đo ATTest-CTS IPv6 ReadyTest kiểm tra giao thức khám phá mạng biên cho IPv6.
Tài liệu tham khảo
[1].https://www.ipv6ready.org.
[2].http://www.veryxtech.com/index.html.
[3].http://ipv6.net/IPv6-presentations/index.phpt.
[4].http://www.ixiacom.com.
[5].http://www.mic.gov.vn.
[6].http://www.vnnic.vn
Khánh Tùng