Triển khai LTE 450 MHz - Thực tế tại Brazil (P2)
Điểm tin - Ngày đăng : 20:45, 03/11/2015
QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI LTE 450 MHZ TẠI BRAZIL
Năm 2010, Brazil ban hành Kế hoạch băng rộng quốc gia, trong đó lựa chọn băng tần 225 MHz - 470 MHz để cung cấp các ứng dụng và dịch vụ băng rộng, với mục tiêu là khai thác đặc tính vùng phủ tốt của dải băng tần thấp để triển khai ở các khu vực ít người sinh sống. Với hơn 30 triệu dân sinh sống ở những khu vực xa xôi hẻo lánh, chính phủ Brazil kỳ vọng kế hoạch này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đưa dịch vụ băng rộng tới nhiều người dân hơn.
Cũng trong năm đó, Cơ quan quản lý viễn thông Brazil (ANATEL - Agência Nacional de Telecomunicacoes) đã đưa ra các quy định cho việc triển khai các dịch vụ băng rộng trong các băng tần siêu cao. Trong Quy định 558/2010, ANATEL định rõ các yêu cầu kỹ thuật đối với việc sử dụng băng tần 450-470 MHz tuân theo khuyến nghị của rru đối với khu vực châu Mỹ. Mặt khác, để đáp ứng mục tiêu đưa các dịch vụ băng rộng đến các khu vực nông thôn theo Kế hoạch băng rộng quốc gia, ANATEL đã công bố việc phân bổ băng tần cho các dịch vụ vô tuyến di động và cố định hoạt động trong chế độ song công phân chia theo tần số. Công suất phát xạ của các trạm gốc và thiết bị đầu cuối cũng như các quy định kết hợp kênh cũng đã được định rõ trong Quy định 558/2010.
Để hiện thực hóa Kế hoạch băng rộng quốc gia, Brazil xác định việc triển khai các hệ thống LTE trong băng tần 450 MHz là giải pháp chiến lược bởi:
-Công nghệ truy cập này có thể cung cấp thông lượng cao và độ trễ thấp trong khu vực dân cư thưa thớt. Trong số các công nghệ truy cập vô tuyến hiện có, LTE cung cấp hiệu suất phổ cao nhất. Một ưu điểm khác của công nghệ LTE 450 MHz là tiềm năng hỗ trợ việc triển khai các dịch vụ truyền thông máy - máy (M2M) trong môi trường nông thôn, chẳng hạn như giám sát video, theo dõi từ xa...
-Đáp ứng mục tiêu của Kế hoạch băng rộng quốc gia là một thách thức lớn bởi tính khả thi về mặt thương mại thấp, do đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng vả chi phí hoạt động phải được tối ưu hóa. Thực tế này đòi hỏi việc triển khai của các cell lớn có bán kính phủ sóng lớn. Một vấn đề khác đối với Brazil lả việc thiếu cơ sở hạ tầng truyền dẫn để truyền tải lưu lượng từ các cell tới mạng lõi tại khu vực nông thôn và vùng sầu, vùng xa.
Do đó, đòi hỏi đặt ra lả cần xầy dựng một mô hình triển khai LTE phù hợp hoạt động trên băng tần 450 -470 MHz. Bởi vậy, Trung tầm nghiên cứu và phát triển viễn thông Brazil (CPqD) đã tập trung vảo giải quyết một số vấn đề chính là: sắp xếp băng tần (xầy dựng cơ chế phân chia kênh), cơ chế hoạt động hài hoà với các dịch vụ hoạt động ở băng tần kế cận và hiệu năng của các tham số truyền dẫn và thu. Tất cả các vấn đề này được tính toán và giải quyết tuần theo các khung pháp lý liên quan của Brazil.
Tháng 6/2012, ANATEL đã tiến hành đấu thầu cấp phép băng tần 450 MHz vả 2,6 GHz cho các hệ thống 4G. Theo đó, băng tần 450 MHz được phần chia theo 4 vùng địa lý, mỗi vùng do một nhà mạng lớn tại Brazil phụ trách và phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về mức thâm nhập dịch vụ cũng như tốc độ dữ liệu theo lộ trình triển khai (Bảng 1).
Cũng trong năm 2013, có hai công ty thông báo đã sẵn sảng tung ra thị trường trạm thu phát sóng và một số thiết bị đầu cuối dùng trong nhà lẫn ngoài trời hoạt động ở băng tần 450 MHz. Hai nhà sản xuất này đã thực hiện các phép thử nghiệm tính tương thích với các nhà mạng tại Brazil. Như vậy, mạng LTE 450 MHz thương mại đầu tiên đã được thử nghiệm và vận hành phù hợp với các yêu cầu của ANATEL. Các dịch vụ 4G này sẽ chính thức được cung cấp tới người dùng vào năm 2014.
KẾT LUẬN
Việc chuẩn hóa LTE 450 MHz của 3GPP là một giải pháp khả thi cho các khu vực nông thôn và dân cư thưa thớt, nó không chỉ phù hợp với Brazil mà còn với nhiều quốc gia khác có điểm tương đồng về diện tích lãnh thổ và mật độ dân số. Các quốc gia đã triển khai mạng CDMA trên băng tần 450 MHz như Liên bang Nga, Na Uy và Argentina, là những thị trường tiềm năng cho LTE 450 MHz. Đây sẽ là một công cụ quan trọng để cung cấp truy cập băng rộng tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, do đó góp phần phát triển kinh tế và xã hội và thúc đẩy xóa bỏ khoảng cách số tại các nước đang phát triển.
Tài liệu tham khảo
[1].SAMHIR VASDEV, Broadband in Brazil: A Multipronged Public Sector Approach to Digital Inclusion.
[2].https://itunews.itu.int
Nguyễn Ly Lan