Báo cáo 2015 của ITU: Các xu hướng cải cách ngành viễn thông (Phần 1)

Quốc tế - Ngày đăng : 20:22, 03/11/2015

Báo cáo thứ 15 của ITU về Các xu hướng cải cách ngành viễn thông chủ đích giúp cho các nhà đầu tư, những người làm quy định trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) bắt kịp được với những sự phát triển mới nhất và chuẩn bị cho họ đón nhận cuộc đổ bộ của xã hội số.

 Báo cáo thứ 15 của ITU về Các xu hướng cải cách ngành viễn thông chủ đích giúp cho các nhà đầu tư, những người làm quy định trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) bắt kịp được với những sự phát triển mới nhất và chuẩn bị cho họ đón nhận cuộc đổ bộ của xã hội số. Báo cáo năm nay được công bố ngay sau khi Hội nghị chuyên đề Toàn cầu về Quy định quản lý lần thứ 15 (GSR-15) diễn ra tại Libreville, Gabon. Báo cáo giới thiệu các công cụ xử lý dữ liệu mới được ITU phát triển và chỉ ra cách mà các chính sách, các quy định có thể tác động tới các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Chương đầu tiên của báo cáo khái quát thành biểu đồ về các cơ hội sắp tới đối với các chính phủ, nhà doanh nghiệp và khách hàng mà quá trình chuyển đổi ICT mang lại. Báo cáo đồng thời cũng xem xét những thách thức mới đối với các nhà quản lý nhà nước về ICT khi mà có thêm những khó khăn tạo ra bởi sự phát triển của hạ tầng cơ sở. Báo cáo cũng cung cấp tổng quan về xu hướng thị trường ICT để đưa ra một số chỉ dẫn đâu là những chính sách cần tập trung quản lý. Rõ ràng Internet đang tiến trình dẫn dắt đối với mọi nền kinh tế và ngày càng thâm nhập vào các lĩnh vực đa dạng trong đời sống con người, làm thay đổi mô hình kinh tế, xã hội và cả văn hóa. Mặc dù vậy, vẫn còn những khác biệt lớn tồn tại giữa những người được tiếp cận ICT thường xuyên và những người còn chưa được biết đến nó. Cụ thể là sự chênh lệch lớn trong sự phân bổ băng rộng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, với tỷ lệ sử dụng băng rộng di động là 82% tại các nước phát triển và 21% tại các nước đang phát triển, cũng tương ứng với 27,5% so với 6% tại các nước này trong việc sử dụng băng rộng cố định. Mặc dù, tính tới cuối năm 2014, có tới 3 tỷ người trên khắp thế giới đã truy cập trực tuyến và sử dụng Internet một cách rộng rãi song còn 4.3 tỷ người vẫn chưa hề được tiếp xúc với mạng trực tuyến, và trong đó chiếm tới 90% là số người sống tại các nước đang phát triển.

Các bảng biểu trong chương mở đầu này cũng cho thấy sự tăng trưởng tiếp tục  và chưa từng có trong mọi lĩnh vực khác nhau của ngành viễn thông/ICT và Internet. Ví dụ, trung bình một ngày có đến 1.5 triệu người bắt đầu sử dụng điện thoại di động (Hình 1)

Bên cạnh việc phổ cập truy nhập rộng rãi tới nền kinh tế số, thì việc thiết lập các điều kiện thuận lợi cho thị trường ICT phát triển lớn mạnh thông qua việc thu hút đầu tư và khuyến khích đổi mới sáng tạo vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia. Điều này lý giải vì sao hơn 140 quốc gia đã áp dụng chính sách về băng rộng quốc gia, lên các kế hoạch và chương trình nghị sự số giúp mọi người nhận thức rõ bản chất liên ngành và phổ cập của ICT trong tất cả các khía cạnh của nền kinh tế số.

Chương 1 báo cáo giới thiệu Bộ giám sát quy định về ICT của ITU, đó là một công cụ dựa trên cơ sở thực chứng mới nhằm giúp các nhà quản lý và những người ra quyết định thấy ý nghĩa của sự chuyển đổi nhanh chóng của ICT. Dữ liệu khảo sát đã chỉ ra rằng quy định quản lý thế hệ thứ tư (4G), đặc trưng bởi tính nhanh nhạy và linh hoạt, đã được đẩy mạnh và đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua. Các quốc gia chỉ sử dụng quy định quản lý mạng viễn thông 1G và 2G đã giảm một nửa chỉ trong vòng 7 năm, tương đương với tỷ lệ giảm từ 3/4  xuống còn 1/3 trong tổng số các quốc gia. Hiện nay, một trong 4 quốc gia được khảo sát rất hài long với môi trường quản lý 4G, mà nó pho phép tận dụng ngành ICT nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trên toàn nền kinh tế (Hình 2)

Không phải tất cả các quốc gia “quy định quản lý 4G” đều nhìn thấy đầy đủ về các cơ hội số, tuy nhiên họ đã bắt đầu một cuộc cải cách và có thể kỳ vọng về sự tiến bộ vượt bậc đối với ngành ICT của họ cũng như với những ngành khác của nền kinh tế từ ngắn hạn đến trung hạn. Nhìn chung, môi trường quản lý đã liên tục được mở rộng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, vì những nước này đã đưa ra những cải cách và những mục tiêu cho việc quy định quản lý linh hoạt hơn. Triển vọng tích cực này phản ánh bước tiến năng động của công nghệ và sự sáng tạo trong kinh doanh mà các nhà quản lý viễn thông/ICT đang phải đối mặt – một thực tế đang thách thức họ thích nghi với một trật tự thế giới số mới.  

Theo itunews.itu.int

(còn tiếp)