Hiệp định TPP: Các cam kết liên quan trực tiếp đến lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông

Hội nhập - Ngày đăng : 11:17, 03/11/2015

Việc ký kết TPP với các tiêu chuẩn cao mới cho thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là một bước gần hơn tiến đến mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập cho toàn khu vực.

Ngày 4/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia TPP gồm Úc,Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand,Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán với kết quảlà một Hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng vớimục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; tăngcường đổi mới, năng suất, và sức cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm đói nghèo ởcác nước ký kết; đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ ngườilao động, và bảo vệ môi trường. 

Việc ký kết TPP với các tiêu chuẩn cao mới cho thương mại và đầutư tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là một bước gần hơn tiến đến mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập chotoàn khu vực.

Liên quan đến lĩnh vựcCNTT&TT, Hiệp định TPP tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận thị trường các nước trong khối nhưng cũng đặt ra không ít tháchthức đối với các cơ quan quản lý.

NỘIDUNG CHÍNH CỦAHIỆP ĐỊNH

Có năm đặcđiểm chính đã làm TPP trở thành một Hiệp định quan trọng của thế kỷ 21, đặt racác tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu, đồng thời tiếp tục giải quyết cácvấn đề của thời đại mới. Những đặc điểm đó bao gồm:

-Tiếp cận thị trường toàn diện:TPP đã xóa bỏ hoặc giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan đáng kể đối vớimua bán hàng hóa và dịch vụ, bao trùm một mảng lớn về thương mại, bao gồm hànghóa, dịch vụ, và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội mới và lợi ích cho DN, côngnhân, và người tiêu dùng của các nước ký kết.

-Cách tiếp cận các cam kết khu vực: TPPhỗ trợ sự phát triển sản xuất, chuỗi cung ứng, và thương mại liền mạch, tăngcường hiệu quả, tạo và hỗ trợ việc làm, nâng cao mức sống, tăng cường các nỗlực bảo tồn, hỗ trợ hội nhập xuyên biên giới, cũng như mở cửa thị trường trongnước. 

-Giải quyết các thách thức thươngmại mới: TPP thúc đẩy sự đổi mới, năng suất, và tính cạnh tranh nhờ vàoviệc xem xét giải quyết các vấn đề mới, trong đó có phát triển kinh tế kỹ thuậtsố và vai trò của các DN nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

-Thương mại toàn diện: TPP baogồm các yếu tố mới nhằm đảm bảo các nền kinh tế ở các mức độ phát triển khácnhau và các DN có quy mô khác nhau đều có thể đạt được lợi ích từ thươngmại.  Hiệp định bao gồm cam kết giúp đỡ các DN vừa và nhỏ hiểu được Hiệpđịnh, nắm bắt các cơ hội, và buộc chính quyền các nước tham gia TPP phải chú ýđến những thách thức đặc thù của mình.  Hiệp định cũng bao gồm những camkết cụ thể về phát triển và xây dựng năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cảcác Bên có thể tuân thủ cam kết trong Hiệp định và tận dụng được những lợiích. 

-Nến tảng hội nhập khu vực: TPPđược định hình như một nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực và nhắm đến cảnhững nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 

 TPP bao gồm 30 chương về thương mại và các vấnđề liên quan đến thương mại, từ thương mại hàng hóa đến hải quan và trợ giúpthương mại; biện pháp vệ sinh dịch tễ; rào cản kỹ thuật đối với thương mại;biện pháp phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; mua sắmcông; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương “ngang”, nhằm mục đích đảm bảoTPP tận dụng được các tiềm năng về phát triển, năng lực cạnh tranh, và sự toàndiện; giải quyết tranh chấp, các điều khoản ngoại lệ, và điều khoản thi hành.

Lãnh đạo các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP

CÁCQUY ĐỊNH THƯƠNG MẠI TRONG KHU VỰC LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC CNTT&TT

Trong sốnội dung tóm tắt 30 chương trong Hiệp định TPP đã được công bố, 4 chương liên quan trựctiếp đến lĩnh vực CNTT&TT, bao gồm: Rào cản kỹ thuật với thương mại, thươngmại dịch vụ xuyên biên giới, viễn thông, và thương mại điện tử.

1.Rào cản kỹ thuật đối với thương mại

Trong quátrình xây dựng các quy định về rào cản kỹ thuậtđối với thương mại, các bên đã nhất trí về nguyêntắc minh bạch và không phân biệt đối xử trong việc phát triển các tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật, và quy trình đánh giá sự phù hợp, đồng thời vẫn cho phépcác bên theođuổi những mục tiêu chính đáng của mình. Các bên đồng ý hợp tác để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn,quychuẩn kỹ thuật này không tạo ra các rào cản không cần thiết đối vớithương mại. Nhằm giảm chi phí cho các DN TPP, đặc biệt là các DN nhỏ, các bên đồng ý với các quyđịnh tạo thuận lợi cho việc chấp nhận các kết quả của quy trình đánh giá sự phùhợp từ các tổ chức đánh giá sự phù hợp của các nước TPP khác, tạo điều kiệnthuận lợi cho các công ty tiếp cận các thị trường TPP. 

Theo TPP, các bên phải cho phép công chúng đóng góp ý kiến về cáctiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, và các thủ tục đánh giá sự phù hợp được đề xuấtđể thông báo cho các quy trình quản lý của mình và đảm bảo thương nhân hiểu cácquy định mà họ sẽ cần phải tuân thủ. Các bên cũng sẽ đảm bảo một khoảng thời gian hợp lýgiữa thời điểm công bố các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợpvà thời điểm có hiệu lực của các quy chuẩn, quy trình này để DN có đủ thời gianđể đáp ứng những yêu cầu mới. Ngoài ra, TPP có đính kèm các phụ lục liên quanđến quy định về những ngành cụ thể để thúc đẩy cách tiếp cận pháp lý chung trêntoàn khu vực TPP. Các ngành này gồm mỹ phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm, các sảnphẩm CNTT&TT, rượu và thức uống chưng cất, công thức độc quyền cho các loại thựcphẩm đóng gói sẵn và phụ gia thực phẩm, và các sản phẩm nông nghiệp hữucơ. 

2.Thương mại dịch vụ xuyên biên giới

Xét thấytầm quan trọng ngày càng tăng của các dịch vụ trong quan hệ thương mại giữa cácnước TPP, 12 quốc gia thành viên sẽ cùng nhau cam kết thực hiện thương mại tựdo trong lĩnh vực này. Hiệp định TPP bao gồm những nghĩa vụ cốt lõi đã đượcthỏa thuận trong Hiệp định WTO and các hiệp định thương mại khác như nghĩa vụđối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc; gia nhập thị trường, trong đó quy địnhcác quốc gia không phải thành viên của TPP có thể áp đặt những biện pháp chếtài việc cung cấp dịch vụ (chẳng hạn như giới hạn số lượng nhà cung cấp hoặc sốlượng giao dịch) hoặc có thể yêu cầu quy định một hình thái tư cách pháp nhânđặc trưng hoặc liên doanh; và sự hiện diện của các yêu tố quốc nội, trong đóquy định không một quốc gia nào có thể yêu cầu nhà cung cấp từ quốc gia khácthành lập văn phòng hay chi nhánh, hoặc phải là đối tượng cư trú trong lãnh thổcủa mỗi quốc gia để cung cấp dịch vụ.

Các nướcthành viên của TPP có nghĩa vụ ban hành các danh mục cấm để bảo đảm thị trườngcủa các quốc gia luôn công khai đối với các nhà đầu tư ngoại, trừ trường hợpnhà đầu tư chấp nhận một điều khoản ngoại lệ (biện pháp không tương thích) nàođó được quy định tại một trong hai phụ lục cụ thể của từng quốc gia như sau: (1)các biện pháp hiện hành quy định các nước tham gia phải có nghĩa vụ không ápđặt thêm bất kỳ biện pháp chế tài nào khác trong tương lai cũng như tuân thủthỏa thuận tự do hóa trong các hoạt động sau này, và (2) các lĩnh vực và chínhsách quy định quốc gia thành viên có đầy đủ quyền tự quyết trong các hoạt độngtrong tương lai.   

Các nướcthành viên của TPP cũng sẽ thống nhất thực hiện các biện pháp áp dụng chungtrên cơ sở đảm bảo tính hợp lý, khách quan và không thiên vị; chấp nhận cácđiều kiện về tính minh bạch trong triển khai các quy định liên quan đến cácdịch vụ mới. Các quyền lợi nêu ra trong chương này có thể sẽ bị từ chối nhằmbảo vệ cho các công ty và nhà cung cấp dịch vụ do những Bên không phải là thànhviên của TPP sở hữu có một vài giao dịch mà các nước TPP ngăn cấm thực hiện.Các nước TPP nhất trí thừa nhận việc chuyển vốn liên quan đến việc cung cấpdịch vụ. Ngoài ra, chương này bao gồm phần phụ lục về các dịch vụ chuyên mônnhằm khuyến khích hoạt động hợp tác vềcông nhậnquaviệc cấp giấy phépvà các vấn đề chính sách khác cũng nhưphụ lục về dịch vụ chuyển phát nhanh.

3.Viễn thông

Các nướcTPP đều bày tỏ quan tâm đến việc đảm bảo tính hiệu quả và tin cậy của mạng viễnthông của mình. Các mạng này đóng vai trò quan trọng đối với các công tycung cấp dịch vụ bất kể quy mô hoạt động lớn hay nhỏ. Các nhà cung cấpdịch vụ di động cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của các quy tắc truy cập mạngcạnh tranh hơn được thỏa thuận trong Hiệp định TPP. Các nước TPP cam kết đảmbảo các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn ở mỗi quốc gia sẽ cung cấp các dịchvụ kết nối, thuê đường dẫn truyền của nhau, cho thuê chỗ đặt máy chủ và đượcphép sử dụng cột phát tín hiệu và các trang thiết bị khác theo đúng với cácđiều khoản liên quan và đúng thời điểm. Các quốc gia cũng cam kết là khi đượccấp giấy phép thì mỗi quốc gia sẽ đảm bảo các quy trình và quy định pháp lý củamình không phân biệt đối xử với bất kỳ công nghệ cụ thể nào. Bên cạnh, họ cũngcam kết thực hiện các quy trình phân bổ và sử dụng các nguồn tài nguyên viễnthông đặc thù của riêng mình, bao gồm tần số, kho số và quyền ưu tiên trên cơsở khách quan, đúng lúc, minh bạch và không phân biệt đối xử. Các nước TPP côngnhận tầm quan trọng của các tác nhân thị trường và các thỏa thuận thương mạitrong lĩnh vực viễn thông. 

Các quốcgia cũng thỏa thuận sẽ hành động theo các bước nhằm khuyến khích cạnh tranhtrong các dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi choviệc sử dụng các giải pháp thay thế cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế.  Cácnước TPP cũng thống nhất rằng trong trường hợp một nước thành viên quy định mứcthuế suất áp dụng cho việc bán buôn các dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế,nước đó sẽ cho phép các nhà khai thác dịch vụ của các nước TPP không quy địnhmức thuế suất này có được cơ hội nhận được ưu đãi bằng cách áp dụng mức thuếthấp hơn.

4.Thương mại điện tử

Trongchương về thương mại điện tử(TMĐT), các nước TPP cam kết bảo đảm luồng thông tin và dữliệu mang tính toàn cầu được lưu hành một cách tự do giúp phát triển nền kinhtế Internet và kỹ thuật số đáp ứng các mục tiêu chính sách công liên quan nhưchính sách bảo mật thông tin cá nhân. 12 nước TPP cũng thống nhất không ràngbuộc các công ty của các nước TPP phải xây dựng các trung tâm dữ liệu như mộtđiều kiện cần thiết để hoạt động trong thị trường của nhau cũng như không yêucầu phải có mã nguồn phần mềm khi cần chuyển giao hay truy cập.

Ngoài ra cũng nghiêm cấm việc áp đặt các loại thuếxuất nhập khẩu đối với việc truyền tin điện tử và ngăn không cho các nước TPPưu đãi cho các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm truyền tin điện tử nộiđịa bằng cách áp dụng các biện pháp mang tính phân biệt đối xử hay khóa chặnhoàn toàn việc truyền tin. Nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, các nước TPPthống nhất thông qua và duy trì các điều luật liên quan đến các hoạt động giảmạo, gian dối trên mạng cũng như đảm bảo các biện pháp bảo vệ tính riêng tư vàcác biện pháp bảo vệ người tiêu dùng khác có thể được áp dụng vào thị trườngcủa các nước TPP. Các nước TPP cũng phải đưa ra các biện pháp nhằm chấm dứt cáctin nhắn rác. 

Để tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy TMĐT, chương này cũng đưa ra các điều khoản khuyến khích các nướcTPP phát triển hình thức giao dịch thương mại giữa các DN và chính phủ như cáchình thức hải quan điện tử cũng như đưa ra các quy định về chứng thực và chữ kýđiện tử trong các giao dịch thương mại. Một số nghĩa vụ trong chương này phảiphù hợp với các biện pháp không tương thích của từng nước thành viênTPP. Tất cả 12 nước TPP đồng ý phối hợp cùng nhau để hỗ trợ các DN vừa vànhỏ trong việc tận dụng lợi thế TMĐT. Chương này cũng khuyến khích sự hợp tác về các quy chế liên quan đếnbảo mật thông tin cá nhân, bảo vệ người tiêu dùng tham gia thương mại qua mạng,các mối đe dọa đến an toàn thông tin và năng lực bảo vệ an toàn thông tin.

KẾT LUẬN

Hiệp định TPP tạo ra nhiều cơ hội cho các DN CNTT-VT tiếp cận thị trường cácnước trong khối nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đi với các cơ quanquản lý. Cụ thể, trong vấn đề tiêuchuẩn kỹ thuật, đánh chú ý là quan điểm các tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không được tạo ra các rào cản không cần thiết đối vớithương mại. Cơ quan quản lý phải tạo điều kiện thuận li cho việc chấpnhận các kết quả của quy trình đánh giá sự phù hợp từ các tổ chức đánh giá sựphù hợp của các nước TPP. Ngoài ra, về việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, nướcthành viên TPP không được yêu cầu nhà cung cấp từquốc gia khác thành lập văn phòng hay chi nhánh, hoặc phải là đối tượng cư trú trong lãnh thổ của mỗi quốc gia đểcung cấp dịch vụ. Như vậy việc quản lý của các cơ quan nhà nước đối với các dịchvụ CNTT không đặt máy chủ Việt Nam cũng buộc phải có biện pháp để thích ứng với hiệp định này.Về viễn thông, Các quốc gia camkết không phân biệt đối xử với bất kỳ công nghệ cụ thể nào; thực hiện các quytrình phân bổ và sử dụng các nguồn tài nguyên viễn thông đặc thù của riêngmình, bao gồm tần số, kho số không phân biệt đối xử; khuyến khích cạnh tranhtrong các dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi choviệc sử dụng các giải pháp thay thế cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Còn vTMĐT,12 nước TPP cũng thống nhất không ràng buộc các công ty của các nướcTPP phải xây dựng các trung tâm dữ liệu như một điều kiện cần thiết để hoạtđộng trong thị trường của nhau; nghiêm cấm việc áp đặt các loại thuế xuất nhậpkhẩu đối với việc truyền tin điện tử.

D.Y