Vai trò và nhiệm vụ của Tiểu ban Vật chất - Hậu cần Hội nghị APEC 2017

Hội nhập - Ngày đăng : 00:50, 03/11/2015

Việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, thể hiện quyết tâm của Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Đối vớiViệt Nam, APEClà nơi hội tụ hầu hết các đối tác chiến lược, đối tác kinh tế, thương mại hàngđầu của Việt Nam, đem lại 78% đầu tư trực tiếp nước ngoài, 79% tổng giá trịthương mại quốc tế và 70% lượng khách du lịch đến ViệtNam. 13 trong 15 hiệp định thương mạitự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán là với các đối tác APEC.

Vì vậy, việc Việt Nam đăng cai tổ chức APEC 2017, 11 năm sau lần tổ chức đầu tiênnăm 2006, có ý nghĩa là sự đóng góp quan trọng nhất của Việt Nam đối với Diễnđàn trong bối cảnh mới, nhằm thúc đẩy quan tâm chung là duy trìhòa bình, ổn định, hợptác vì phát triển bền vững và thịnh vượng.

Dựkiến, trong Năm APEC 2017, sẽ có 100 hội nghị, trong đó có 20 hội nghị cấp Bộtrưởng trở lên, khép lại bằng Tuần lễ Cấp cao APEC với sự tham dự của các nhàlãnh đạo cấp cao các nền kinh tế thành viên, khách mời quốc tế, khoảng 1.000doanh nghiệp lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. Với quy mônhư vậy, công tác hậu cần “phải rất chu đáo”.

Tiểu ban Vật chất và Hậucần của Ủy ban Quốc gia APEC 2017 đã được thành lập theo Quyết định ngày4/9//2015, gồm 28 thành viên do ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Chủ nhiệm Văn phòngChính phủ là Trưởng Tiểu ban.Theo đó, Tiểu ban Vật chất và Hậu cần có trách nhiệm chỉ đạovà bảo đảm hậu cần để tổ chức các hội nghị, sự kiện APEC 2017 tại Việt Nam gồmbảo đảm kinh phí tổ chức APEC 2017; bảo đảm toàn bộ phương tiện đi lại cho đạibiểu và Ban Tổ chức, chịu trách nhiệm điều hành các phương tiện trong thời giandiễn ra APEC 2017; chuẩn bị hội trường, phòng họp thiết bị hội nghị cho tất cảcác phiên họp theo chương trình các hội nghị SOM, hội nghị Bộ trưởng và Tuần lễCấp cao... 

NB